ĐIỀU TRỊ BỆNH LEUCOSE KINH DÒNG TỦY

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh học nội khoa Tập 2 (Phần 2) pot (Trang 86 - 87)

- Điều trị Leucose kinh dòng tuỷở giai đoạn mạn tính:

+ Hóa học trị liệu thường dùng Bisulfan với các biệt dược: Misulban, Myleran, Myelosan.

Đây là một chất tổng hợp chống phân bào nhiễm sắc thể kiểu Alkylant.

Liều dùng 4-5 mg/ngày uống hàng ngày, sau 1 tháng điều trị theo dõi công thức máu thường xuyên duy trì số lượng bạch cầu khoảng 10.000 - 15.000 bạch cầu / 1mm3 máu.

- Có thể dùng Dibromomanntol cũng là một Alkylant nhưng không bền vững bằng liều dùng 200 - 300mg/ngày uống 7 ngày nghỉ 3 ngày. Tác dụng phụ dễ

gây tắc mạch và giảm bạch cầu.

- Cyclophosphamid (Endoxan, Cytoxan) tác dụng kiểu Alkylant liều dùng 100 - 200mg/ngày tác dụng phụ: buồn nôn và rụng tóc.

bớt bạch cầu sau đó truyền lại.

+ Cắt bỏ lách: khi lách quá to dễ gây vỡ lách tự nhiên thì có chỉ định cắt lách

đương nhiên, phải kiểm tra kỹ số lượng tiểu cầu và thời gian máu chảy máu

đông.

- Miễn dịch trị liệu thường áp dụng miễn dịch thụđộng đặc hiệu tức là lấy huyết thanh người bệnh bị Leucose kinh đòng hạt ở giai đoạn lui bệnh truyền cho người chưa lui bệnh.

- Ngoài ra còn có phương pháp ghép tuỷ nhưng ít hiệu quả và tốn kém.

- Ở giai đoạn chuyển dạng cấp thì điều trị như Leucose cấp nghĩa là dùng V.A.M.P truyền máu tươi, tia xạ. . .

Tóm lại: Leucose kinh thể tuỷ là một bệnh máu ác tính thuộc nhóm bệnh tăng sinh tuỷ ác tính nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, thường gặp ở người lớn không phân biệt giới tiến triển từ từ so với các bệnh máu ác tính khác điều trị dễđạt được lui bệnh, thuốc đặc hiệu nhất là Bisulfan. Cần được chẩn đoán sớm ở giai đoạn mạn tính để kéo dài cuộc sống người bệnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh học nội khoa Tập 2 (Phần 2) pot (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)