- Mất ý thức
4. CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM
4.1. Đo Hemoglobin (Hb) và Hematocrite (Hct)
Xét nghiệm này dùng để đánh giá khối lượng hồng cầu giúp chẩn đoán xác định thiếu máu. Cần lưu ý đến tình trạng thể tích máu của bệnh nhân. Ngay sau khi mất máu Hb vẫn có thể bình thường vì cơ chế bù trừ chưa có đủ thời gian để lập lại thể tích huyết tương bình thường. Trong khi có thai Hb thường thấp trong khi khối lượng hồng cầu lại bình thường vì tăng thể tích huyết tương.
4.2. Đếm số lượng hồng cầu lưới
Xét nghiệm này phản ánh mức độ sản xuất hồng cầu và là một chỉ dẫn về tình trạng đáp ứng của tuỷ xương đối với thiếu máu. Số lượng hồng cầu lưới thường được tính bằng tỷ lệ hồng cầu lưới/100 hồng cầu. Chỉ số hồng cầu lưới (Reticulocyte Index- RI) hiệu chỉnh cho mức độ thiếu máu và ước định được sự đáp ứng thích hợp của tuỷ xương.
RI = [% hồng cầu lưới x Hct bệnh nhân/ Hct bình thường]: 2
RI > 2- 3% cho thấy một đáp ứng đầy đủ, nếu thấp hơn chứng tỏ có yếu tố giảm sinh gây thiếu máu, ngược lại, tăng hồng cầu lưới gợi ý có tan máu.
4.3. Thể tích trung bình hồng cầu (MCV: Mênh Corpuscular Volume)
MCV là một tiêu chuẩn dùng để đánh giá kích thước trung bình của hồng cầu
và thường được dùng để phân loại thiếu máu. Bình thường MCV≈ 80- 90 fl (µm3) Khi MCV < 80 fl: thiếu máu hồng cầu nhỏ Khi MCV > 100 fl: thiếu máu hồng cầu to
Thông thường, thiếu máu hồng cầu to thường ưu sắc, thiếu máu hồng cầu trung bình thường đẳng sắc, thiếu máu hồng cầu nhỏ thường nhược sắc.
4.4. Khảo sát lam máu ngoại biên (Huyết đồ)
Đây là xét nghiệm rất quan trọng trong việc đánh giá bệnh nhân thiếu máu. Có
hình dáng (hồng cầu biến dạng), những thay đổi này giúp chẩn đốn các loại thiếu máu
đặc hiệu. Chính vì vậy, xét nghiệm này đặc biệt quan trọng để chẩn đoán bệnh tan
máu, hầu hết các thiếu máu tan máu đều có thay đổi về hình thái. Ngồi ra, xét nghiệm này cịn cho ta biết về tình trạng bạch cầu và tiểu cầu.
4.5. Xét nghiệm tuỷ đồ
Xét nghiệm này được chỉ định trong trường hở thiếu máu chưa rõ nguyên nhân, cho biết phản ứng của tuỷ xương về sự sinh sản hồng cầu và phát hiện các tế bào lạ.
4.6. Xét nghiệm phân
Đây là xét nghiệm đơn giản, rất có ý nghĩa trong sàng lọc nguyên nhân thiếu
máu mà có thể áp dụng ở tuyến cơ sở. Có thể soi phân để tìm trứng ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là giun móc. Có thể làm phản ứng Weber Meyer để tìm hồng cầu
trong phân.
5. CHẨN ĐỐN
5.1. Chẩn đốn xác định
Chẩn đốn xác định thiếu máu thường dễ, chủ yếu dựa vào:
- Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt: đây là dấu hiệu không chắc chắn, hơn nữa dấu hiệu này thường chỉ rõ rệt khi Hb < 10g/dl.
- Móng tay khơ, có khía, tóc dễ rụng: dấu hiệu này thường gặp trong thiếu máu mạn tính.
- Chắc chắn nhất phải dựa vào xét nghiệm Hb, Hct.
Nói chung, trong trường hợp thiếu máu rõ việc chẩn đốn thiếu máu có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm máu có giá trị khẳng định chẩn đoán (nhất là những trường hợp thiếu máu nhẹ) đồng thời cho ta biết mức độ thiếu máu.
5.2. Chẩn đoán mức độ thiếu máu: 3 mức độ.
* Thiếu máu mức độ nhẹ:
- Các triệu chứng lâm sàng thường không rõ rệt. Bệnh nhân có thể mệt, đánh
trống ngực, khó thở nhẹ khi gắng sức.
- Xét nghiệm máu: Hb giảm nhưng vẫn > 10 g/dl. * Thiếu máu mức độ trung bình:
- Các triệu chứng lâm sàng rõ rệt hơn, da xanh, niêm mạc nhợt. - Xét nghiệm máu: Hb từ 7- 10 g/dl.
* Thiếu máu mức độ nặng:
- Bệnh nhân thường có biểu hiện triệu chứng khi nghỉ ngơi và không chịu đựng
được sự gắng sức. Bệnh nhân thường kêu chóng mặt, ù tai, đau đầu, hoa mắt. . .
- Xét nghiệm máu: Hb < 7 g/dl.
* Suy tim toàn bộ:
Đây là biến chứng nặng nề nhất, thường xảy ra trong trường hợp thiếu máu
nặng và kéo dài. Khi Hb < 7,5 g/dl, công tim lúc nghỉ tăng rõ rệt cả về nhịp tim lẫn cung lượng. Nếu thiếu máu nhiều sẽ xuất hiện tiếng thổi nghe rõ ở mỏm tim và ở van
động mạch phổi. Thiếu máu nặng và kéo dài sẽ làm cho tim to lên do tăng liên tục lưu
lượng tim. Triệu chứng suy tim sẽ xuất hiện nếu mức dự trữ cơ tim của bệnh nhân bị suy giảm khơng cịn khả năng bù trừ.
Đặc điểm của suy tim do thiếu máu là suy tim toàn bộ và suy tim với cung
lượng tim cao. Tất cả các triệu chứng này sẽ lui dần khi lượng Hb trở về bình thường. * Các tác hại khác của thiếu máu:
- Thiếu máu làm giảm khả năng lao động, khơng có khả năng làm việc nặng và làm việc kéo dài.
- Thiếu máu gây cảm giác luôn mệt mỏi kéo dài, mất khả năng tập trung để làm việc và học tập.
- Trẻ nhỏ bị thiếu máu kéo dài có thể dẫn đến chậm phát triển thể chất và tinh
thần.
- Đối với phụ nữ có thai, thiếu máu làm tăng nguy cơ chết mẹ, trong kỳ sinh đẻ người mẹ thường yếu và có thể bị chảy máu nặng. Thiếu máu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở trẻ, trẻ sinh ra thường có cân nặng thấp, trẻ yếu và có nguy cơ tử vong cao.