XỬ TRÍ VÀ PHỊNG BỆNH 1 Xử trí

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh học nội khoa Tập 2 (Phần 2) pot (Trang 58 - 59)

- Mất ý thức

4. XỬ TRÍ VÀ PHỊNG BỆNH 1 Xử trí

4.1. Xử trí

Mặc dầu đã có nhiều thử nghiệm, cho đến nay thế giới chưa có phương pháp

nào được cơng nhận có hiệu quả chắc chắn. Một số điểm đã được nhất trí:

- Quan trọng hàng đầu là xử trí đột quỵ, sử dụng tất cả các kỹ thuật hồi sức cấp cứu chưa cần chẩn đoán kỹ đó là xuất huyết não hay nhũn não. Song song với hồi sức cấp cứu phải chú trọng ngay đến phục hồi chức năng. Ngay cả khi bệnh

đã qua khỏi lúc hiểm nghèo vẫn phải tiếp tục phục hồi chức năng, hạn chế di

chứng.

4.1.1. Nội khoa

- Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an tồn.

- Làm thơng đường thở, nếu cần đặt nội khí quản hay mở khí quản, hút đờm dãi. - Thở oxy qua mũi liên tục hay ngắt quãng.

- Hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân bằng bóp bóng Ambu, thở máy nếu có chỉ định. - Cân bằng nước và điện giải, cân bằng kiềm toan.

- Nếu cần, đặt ống thông dạ dày qua mũi để nuôi dưỡng và cho thuốc vào dạ dày. - Chỉ đùng thuốc điều trị HA khi HA tâm thu > 200 mmHg: làm thủng 1 nang

Adalat 10mg nhỏ 3-5 giọt vào dưới lưỡi để đưa huyết áp xuống < 200mmHg, vào khoảng 170 - 180 mmHg.

- Đối với chảy máu não:

Dùng Nimotop để điều trị các thiếu hụt thần kinh vì co thắt mạch sau chảy máu màng não do vỡ phình mạch não, dùng bơm tiêm điện liều bắt đầu lmg/giờ (0,25

µg/kg/phút) TM. Khơng dùng khi có tăng áp lực sọ não nặng, suy tim. Nên truyền song song một dung dịch đẳng trương qua một chắc ba ngay sát nơi tiêm để tránh tổn thương thành mạch.

Có thể dùng thuốc viên 30mg cho 2 viên, cứ 4 giờ/1ần, trong 3 tuần để dự

phịng khi có chảy máu não do vỡ phình mạch.

+ Nếu chảy máu não do dùng thuốc chống đơng thì phải cắt ngay thuốc.

- Đối với thiếu máu não

+ Cân nhắc dùng thuốc chống đông và thuốc tiêu huyết khối.

225 mg/ngày hoặc Ticlid 250 mg 2 viên/ngày. . .

+ Các thuốc cải thiện tuần hoàn não: Duxil, Tanakan, Pervincamin, Cavinton,

Stugeron, Lucidril hoặc Nootropyl… Những ngày đầu có thể dùng dạng tiêm. Có thể dùng Cerebrolysin 5 - 10 ml/ngày TM chậm trong 4 tuần.

+ Các thuốc bảo vệ thành mạch như vitamin C lg/ngày, rutin.

+ Chống phù não đối với cả chảy máu và nhồi máu não: mannitol 20% truyền

TM bắt đầu liều 300 ml trong 30 phút, sau đó cứ 4 giờ lại truyền thêm

100ml, tiếp tục trong 24 giờ; Lasix 20 - 40 mg TM. DD glycerin 50% 100 ml/ngày chia làm 2 lần, uống hoặc cho vào ống thông dạ dày vừa chống phù não, vừa chống được táo bón.

- Nếu mạch > 110 - 120 chu kỳ/phút, dùng thuốc ức chế β nếu khơng có chứng chỉ định.

- Nếu có loạn nhịp tim, suy tim xử trí theo phác đồ.

- Nếu có cơn động kinh: carbamazepin hoặc phenytoin, Iorazepam, diazepam… - Kháng sinh chống nhiễm khuẩn đường hơ hấp, đường tiết niệu, dự phịng

nhiễm khuẩn ở ổ máu tụ trong chảy máu não.

- Nếu chảy máu não do suy gan, thiếu hụt các yếu tố đông máu, dùng thuốc theo phác đồ.

- Nếu sốt cao quá dùng Paracetamol.

- Không dùng thuốc an thần, thuốc ngủ trừ khi bệnh nhân bị kích động.

- Phịng chống lt bằng cách xoay trở bệnh nhân khi cho phép, nằm đệm hơi, đệm nước.

4.1.2. Can thiệp ngoại khoa

Cân nhắc khi thấy có dị dạng mạch máu bị vỡ và khối máu tụ ở não hay tiểu não.

Ở giai đoạn ổn định cần phối hợp thêm các phương pháp vật lý trị liệu, y học cổ

truyền (châm cứu) , liệu pháp phản xạ thần kinh để phục hồi di chứng. * Đối với tuyến cơ sở việc xử trí ban đầu TBMMN cần thực hiện:

- Để bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn tránh tụt lưỡi và trào ngược. - Đảm bảo hô hấp cho bệnh nhân: làm thơng thống đường thở, hút đờm dãi, hỗ

trợ hô hấp bằng bóp bóng.

- Tìm cách vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khi điều kiện cho phép.

4.2. Phòng bệnh

Tai biến mạch máu não để lại di chứng tàn phế nghiêm trọng như di chứng vận

động, giảm hoặc mất trí tuệ, để lại cho xã hội một gánh nặng, do vậy phịng bệnh có ý

nghĩa rất quan trọng

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh học nội khoa Tập 2 (Phần 2) pot (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)