CÁC XÉT NGHIỆM 1 Điện tâm đồ

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh học nội khoa Tập 2 (Phần 2) pot (Trang 42 - 45)

4.1. Điện tâm đồ

- ST chênh xuống 2-3mm ở các chuyển đạo ngoại biên các chuyển đạo trước tim bên trái.

- Có thể ghi điện tâm đồ gắng sức

4.2. Theo dõi điện tim liên tục 24 giờ 4.3. Siêu âm tim và Doppler 4.3. Siêu âm tim và Doppler

- Phân tích sự hoạt động từng phần như giảm co bóp, khơng co bóp, thậm chí rối loạn co bóp khu trú.

5. CHẨN ĐỐN

5.1. Ở cộng đồng dựa vào

- Cơn đau xuất hiện đột ngột vùng trước tim - Cơn đau hết khi nghỉ ngơi

- Cơn đau ngắn, vài giây đến vài phút. - Khám bệnh nhân có cao huyết áp.

5.2. Ở bệnh viện

- Cơn đau sau xương ức, kèm theo hồi hộp lo âu, xuất hiện khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng Nitrit, kéo dài vào phút.

- Đau lan lên vai, tay trái, cổ và dưới hàm.

- Điện tâm đồ đoạn ST chênh xuống trong lúc có cơn đau hoặc khi gắng sức - Hình ảnh chụp lấp lánh hoặc chụp động mạch vành bất thường.

5.3. Chẩn đoán phân biệt

- Với tất cả các trường hợp gây đau vùng trước tim.

- Đau do thoái khớp hoặc do viêm cột sống lưng - cổ, vai, các khớp sụn sườn đau vùng trước tim do bệnh tâm căn.

6. ĐIỀU TRỊ

Sơ đồ tiến triển và điều trị cơn đau thắt ngực ổn định (cuối bài) .

6.1. Trong cơn đau

Tại cộng đồng: tiêm papaverin. Tại bệnh viện:

* Nitrit: Nitroglyxerin 0,15 - 0,6mg đặt dưới lưỡi kết quả hết đau trong vòng 1- 2 phút. Bệnh nhân cần biết cách sử dụng thuốc trước mỗi hoạt động có thể gây cơn đau thắt ngực.

- Irosorbid dinitrat 2,5 - 5mg đặt dưới lưỡi cũng có tác dụng tương tự. Có thể dùng để chữa suy mạch vành lâu dài 20-40mg x 2 lăm ngày

* Thuốc kháng calci:

- Nifedipin 10mg để điều trị cơn đau thắt ngực do co cứng mạch (Prinzmetal) .

6.2. Ngoài cơn đau

* Loại bỏ những yêu nhàm khởi phát cơn đau: - Đi lại sinh hoạt, lao động.

- Nên ăn ít mỗi bữa ăn.

- Tránh lạnh, tránh gắng sức đột ngột. - Chữa các bệnh: thiếu máu, đái tháo đường.

- Giảm cân nặng đối với người béo bệu. - Điều trị tăng huyết áp

- Điều trị tăng mỡ máu * Chế độ sinh hạt:

- Có chế độ nghỉ ngơi về thể chất và tinh thần một cách hợp lý. - Có chế độ luyện tập theo chương trình được quy định cụ thể. - Bỏ thuốc lá, kiêng rượu mạnh.

*Nitrit:

- Dùng Nitrit thường xuyên để ngăn chặn cơn đau thắt ngực. - Isosorbid dinitrat 10-40 mg mỗi ngày 3-4 lần.

* Thuốc chẹn giao cảm β.

Propranolol80 mg x 2 lần/ ngày. * Thuốc kháng calci:

Nifedipin dùng chủ yếu cơn đau thắt ngực kiểu Prinzmetal.

* Các phương pháp nội khoa khác:

- Digitan và lợi tiểu chỉ định dùng khi có suy tim. - Có thể cho thuốc chống đơng uống.

- Khi có rối loạn nhịp cần dùng thuốc điều trị loạn nhịp. - Đối với người bồn chồn, lo âu cho Diazepam.

6.3. Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch chủ và động mạch vành

Thủ thuật này nhằm mục đích đặt một hoặc nhiều mạch nối giữa động mạch

chủ và động mạch vành.

6.4. Kỹ thuật nong ép trong động mạch vành

- Đưa 1 ống thơng có quả bóng nhỏ qua động mạch đùi đến lỗ vào của động

mạch vành bị hẹp. Khi đã đặt đúng chỗ quả bóng nhỏ được bơm căng để làm

giãn động mạch vành và ép nội mô và mảng vữa.

- Chỉ định này được áp dụng trong cơn đau thắt ngực mà điều trị nội khoa không kết quả.

7. DỰ PHÒNG

7.1. Xác định được yếu tố nguy cơ

- Thu thập đồng thời các thông tin về các yếu tố nguy cơ phối hợp cho phép đánh giá toàn bộ mức độ rộng nguy cơ mang tính cá thể của động mạch vành để có lời khuyên đặc hiệu.

7.2. Tư vấn

- Hút thuốc lá: bỏ hoàn toàn thuốc lá nguy cơ thuốc lá lớn hơn khi có nhiều yếu tố phối hợp.

- Huyết áp: cần có chế độ điều trị theo dõi chặt chẽ.

- Tăng cholesterol máu: cần được điều trị các thuốc làm hạ mỡ máu.

- Tăng cường luyện tập và hoạt động thể lực điều độ, làm giảm bớt cân bao hàm việc giảm rõ các yếu tố nguy cơ.

- Đái tháo đường: điều trị và theo dõi chặt chẽ đề phòng các biến chứng đặc biệt là biến chứng tim mạch.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh học nội khoa Tập 2 (Phần 2) pot (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)