- Mất ý thức
4. TRIỆU CHỨNG 1 Thể điển hình
Mặc dù gọi là thể điển hình nhưng triệu chứng lâm sàng chỉ mang tính chất gợi ý để ta nghĩ đến một bệnh về máu còn quyết định chẩn đoán phải dựa vào huyết đồ và tuỷ đồ. Ở tuyến cơ sở và cộng đồng khơng thể chẩn đốn được cần chuyển bệnh nhân
đến cơ sở có thể xét nghiệm được để chẩn đoán.
- Triệu chứng đầu tiên bao giờ cũng có là sốt. Thường là sốt cao liên tục có thể dao động sốt kéo dài suất quá trình tiến triển của bệnh các thuốc hạ sốt thông thường không hạ được sất chỉ chờ khi điều trị được lui bệnh sốt mới được cải thiện.
- Thiếu máu: cũng giống như thiếu máu khác là giảm số lượng hồng cầu và huyết
sắc tố nhưng thiếu máu ở đây có đặc điểm là thiếu máu rất nhanh và nhiều, có khi chỉ trong vòng 1 tuần hoặc 10 ngày người bệnh đã thiếu máu rất nặng. - Xuất huyết: Cùng với sốt và thiếu máu xuất huyết có thể xuất hiện rất sớm
mang đủ tính chất của xuất huyết giảm tiểu cầu nghĩa là xuất huyết tự nhiên,
nhiều nơi nếu xuất huyết dưới da đa hình thái và nhiều lứa tuổi, dấu hiệu dây thắt (+) .
- Gan, lách, hạch to: thường là to ít chỉ là độ một nhưng thường là to nhanh chỉ
trong vài ngày đã sờ thấy lách, người bệnh có thể đau.
- Hội chứng loét: thường loét ở miệng, lưỡi, vùng họng hầu. Trên ổ loét có thể phủ một lớp màng trắng bẩn, động vào dễ chảy máu, nếu không để ý rất dễ
nhầm với giả mạc trong bệnh bạch hầu.
- Triệu chứng cận lâm sàng: với những triệu chứng lâm sàng trên bắt buộc ta phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, tối thiểu phải là tuyến bệnh viện tỉnh có thể làm tuỷ đồ và huyết đồ để chẩn đoán xác định.
Huyết đồ:
- Số lượng hồng cầu giảm nặng
- Số lượng tiểu cầu giảm độ tập trung kém
- Số lượng bạch cầu tăng nhưng chủ yếu là những bạch cầu đầu dịng chưa biệt hóa hoặc biệt hóa ít. Trong đó bạch cầu trưởng thành rất ít xuất hiện khoảng trống bạch cầu.
- Tuỷ đồ: tuỷ giàu tế bào nhưng chủ yếu là tế bào dòng bạch cầu mà là những bạch cầu non đầu dòng xuất hiện khoảng trống bạch cầu. Trong khi dòng hồng cầu và tiểu cầu bị lấn át nặng.
- Thời gian chảy máu kéo dài (>l0phút)
4.2. Thể không điển hình
Đây là thể khó chẩn đốn và thường là chẩn đốn được nhờ tình cờ hoặc là sau
khi suy xét và làm những xét nghiệm cần thiết. Có nhiều cách phân loại thể bệnh nhưng thường phân chia theo.
- Thể đột ngột: bệnh tiến triển rất nhanh người bệnh có thể chết trong vài giờ do xuất huyết nhất là xuất huyết não và xuất huyết tiêu hóa.
- Thể chỉ có thiếu máu và sốt: người bệnh chỉ thấy sất kéo dài và thiếu máu dần chỉ chẩn đoán được khi chúng ta nghĩ đến và làm huyết đồ và tuỷ đồ.
- Thể chỉ có sốt và xuất huyết: người bệnh sốt kéo dài kèm theo xuất huyết với tính chất xuất huyết giảm tiểu cầu rất dễ nhầm với sất xuất huyết do virus Dengue. Chẩn đoán phân biệt dựa vào dịch tễ, huyết thanh chẩn đoán và huyết
đồ, tuỷ đồ.
- Thể bắt đầu bằng những khối u ở xương: thường là ở xương sọ, xương hàm
trên, xương sườn khi sinh thiết những u này thường có màu xanh (màu của Porphyrin) '
* Thể theo huyết học:
- Thể tân: thường gặp ở trẻ em và người trẻ điều trị thường dễ đạt tới lui bệnh và thời gian lui bệnh dài.
Hình thái tế bào là những ngun bào lympho có nhân to trịn lưới nhân mịn, ít hạt nhân.
Nhuộm hóa học tế bào:
+ Peroxydase (-) + P.A.S (+)
- Thể tuỷ: thường gặp ở người lớn tuổi, điều trị khó lui bệnh và nếu lui bệnh
thường được ngắn ngày hơn thể trên. Hình thái tế bào là những nguyên bào tuỷ nhân to ít nguyên sinh chất, lưới nhân thơ và có nhiều hạt nhân.
Nhuộm hóa học tế bào: - Peroxydase (+) : - P.A.S (-)
5. CHẨN ĐỐN
5.1. Chẩn đốn xác định
Đây là bệnh dễ chẩn đoán được nhờ vào huyết học. Những đơn vị chưa đủ điều
kiện nhất thiết phải gửi bệnh nhân đến tuyến có đủ điều kiện làm huyết đồ và tuỷ đồ.
5.2. Chẩn đoán phân biệt
Trên thực tế sau khi đã có kết quả huyết đồ và tuỷ đồ bệnh ít khi cần phân biệt nhưng cần lưu ý với một thể bệnh của lao cấp có thể là lao phổi cấp hoặc lao tồn thể bạch cầu dịng tân cũng có thể tăng làm ta nhầm với bệnh Leucose cấp dòng tân để phân biệt nên làm huyết đồ và tuỷ đồ nhiều lần ở nhiều thời điểm khác nhau để phân biệt.