- Mất ý thức
HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH 1 MỞ ĐẦU
1. MỞ ĐẦU
Hội chứng ruột kích thích là bệnh tiêu hóa phổ biến nhất trên lâm sàng, tuy nó khơng phải là bệnh đe dọa tính mạng nhưng nó gây nhiều phiền hà lo lắng cho bệnh nhân và là một vấn đề bế tắc cho thầy thuốc.
Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ nhưng thường gặp nữ nhiều hơn với tỷ lệ 4/1. Là thể bệnh của thanh niên và lứa tuổi trung niên
Trước đây quan niệm về HCRKT chưa được đúng, tất cả các rối loạn chức năng
đại tràng, đôi khi cả tiểu tràng đều được gọi chung là viêm đại tràng mạn. Điều đó
khơng những khơng đúng mà cịn gây nên một tâm lý cho thầy thuốc và bệnh nhân là cần phải sử dụng thuốc kháng viêm, kháng sinh... nhiều khi chính các thuốc này làm cho bệnh nặng lên. Cần khám xét tỷ mỉ để loại trừ các nguyên nhân thực thể. Khi
khơng có các ngun nhân thực thể việc điều trị sẽ có hiệu quả hơn - Sinh lý tạo phân trong đại tràng:
Thức ăn sau khi tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, xuống đại tràng. Phần lớn nước
được hấp thu lại. Phân trở nên dẻo hơn đi xuống đại tràng sigma được chứa ở đó. Tại đại tràng các nhu động luân chuyển đưa phân đi xuống trực tràng. Khi khối lượng tăng
lên khoảng 200-300g sẽ xuống trực tràng và kích thích niêm mạc trực tràng gây nên phản xạ mót, rặn. Cơ nâng hậu mơn co lại, cơ vịng hậu mơn mở ra, đại tràng co bóp mạnh, đồng thời cơ hoành và các cơ thành bụng cũng co bóp mạnh làm tăng áp lực
trong ổ bụng, tống phân ra ngồi. Trong q trình vận chuyển trong đại tràng, phân bị tái hấp thu nước. Nếu vì lý do nào đó đại tràng tăng cường nhu động sẽ dẫn đến phân
loạn đại tràng dù cơ năng hay thực thể đều ảnh hưởng đến tính chất phân.
2. TRIỆU CHỨNG 2.1. Lâm sàng 2.1. Lâm sàng
Các triệu chứng lâm sàng gián đoạn, mạn tính
- Đau bụng dưới thường là vùng hố chậu trái, đau quặn hoặc đau âm ỉ đơi khi có cơn quặn lên. Cơn đau có thể do co thắt đại tràng nhưng cũng có thể do tăng
nhu động, do sinh nhiều hơi.
- Rối loạn bài tiết phân: phân khi lỏng, khi táo thường thì có một chu kỳ đi lỏng sau đó phân đặc dần rồi chuyển sang táo bón ít ngày trước khi chuyển sang một thời kỳ đi lỏng tiếp theo. Đi lỏng có thể xảy ra bất chợt khi thức ăn thay đổi khi thay đổi điều kiện sống hoặc khi thay đổi thời tiết.
- Rối loạn tri giác nội tạng: bệnh nhân luôn cảm giác bụng căng phồng, trung tiện quá mức. Bệnh nhân lúc nào cũng có cảm giác muốn đi ngồi, khi đi ngồi có cảm giác chưa hết phân, khơng thoải mái… Rối loạn tâm lý: có thể thấy tình trạng bồn chồn lo lắng ở một số bệnh nhân, một số khác lại có tình trạng trầm cảm. Đôi khi các strees làm trầm trọng hơn các triệu chứng trên.
- Thăm khám thực thể: bệnh nhân lo lắng. Cảm giác ấn đau ở vùng đại tràng
sigma. Có thể sờ thấy thừng đại tràng hoặc dấu hiệu co thắt đại tràng.
2. 2. Cận lâm sàng
Nội soi đại trực tràng khơng thấy có tổn thương thực thể. Có thể thấy mạch máu nổi rõ dưới niêm mạc đại tràng, đại tràng co thắt, có nhiều nhầy, qua nội soi sinh thiết
để loại trừ các nguyên nhân thực thể tại ruột.
- Chụp khung đại tràng với barit có giá trị khi khơng có nội soi
- Các xét nghiệm vi sinh vật tại ruột có giá trị chẩn đốn các nguyên nhân thực thể
- Test dung nạp sữa giúp chẩn đốn tình trạng thiếu hụt men lactose chẩn đốn
thể giả HCRKT.
Khám và xét nghiệm chức năng tuyến giáp đôi khi cần thiết để phân biệt ỉa
chảy do ưu năng giáp
2.3. Các thể lâm sàng
Lâm sàng của HCRKT rất đa dạng. Thông thường là thể tăng nhu động ruột với các triệu chứng đau bụng, ỉa lỏng, nhiều phân hơn bình thường. Thể táo bón với phân khơ, khối lượng ít hơn bình thường và thường có co thắt đại tràng kèm theo. Thể xen kẽ khi lỏng, khi táo khi co thắt khi khơng, làm cho bệnh nhân khó chịu. Trong điều trị thể phối hợp cần theo dõi chặt chẽ tránh tác dụng phụ của thuốc khi bệnh ở giai đoạn không phù hợp.
3.1. Khơng dùng thuốc
Địi hỏi thầy thuốc phải kiên nhẫn. Điều quan trọng là làm bệnh nhân yên tâm,
Biết bệnh không dẫn đến viêm ruột mạn, không dẫn đến u đại tràng ung thư đại tràng. Cần tư vấn, giải thích để bệnh nhân hiểu đây là bệnh mạn tính, khơng thể chữa khỏi hẳn mà bệnh đỡ đã là thành công lớn cho cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân. Bệnh nhân phải thích nghi dần với bệnh "Chung sống hồ bình" có lẽ là thuật ngũ vui nhưng đúng
trong trường hợp này. Thầy thuốc không được ám chỉ bệnh sinh ra là do tâm lý bệnh nhân chứ khơng có ngun nhân thực, điều này tai hại làm cho bệnh nhân phản đối và không tin ở thầy thuốc. Như vậy hiệu quả tư vấn và điều trị không dùng thuốc sẽ giảm nhiều. Tụy vậy vẫn phải nhấn mạnh vai trò của các stress tâm lý, thần kinh có ảnh hưởng xấu đến bệnh.
Tất cả sự tư vấn trên phải được thực hiện sau khi đã tìm hiểu kỹ khám xét tỷ mỉ và làm một số thăm dò cần thiết. Điều này không những giúp loại trừ các nguyên nhân thực thể mà còn giúp bệnh nhân tin tưởng điều trị.
3.2. Điều trị thuốc
Chủ yếu là điều trị triệu chứng: táo bón có thể cho nhuận tràng tăng khối lượng, tăng nhu động. ỉa lỏng có thể cho các thuốc kháng tiết choán, loperamid, dicyclomin. Các thuốc an thần và các vitamin thường được coi là điều trị hỗ trợ.
4. DỰ PHỊNG
Dự phịng chung bằng cách chế độ ăn hợp lý, giải thoát các stress.
Dự phịng trong các trường hợp có nguyên nhân thực thể là điều trị nguyên nhân.