- Mất ý thức
2. NGUYÊN NHÂN TÁO BÓN
2.1. Đào thải phân ở người bình thường
Thức ăn sau khi tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, xuống đại tràng. Phần lớn nước
được hấp thu lại. Phân trở nên dẻo hơn, đi xuống đại tràng sigma và được chứa ở đó.
Khi khối lượng tăng lên khoảng 200-300g sẽ xuống trực tràng và kích thích niêm mạc trực tràng gây nên phản xạ mót, rặn. Cơ nâng hậu mơn co lại, cơ vịng hậu mơn mở ra,
làm tăng áp lực trong ổ bụng, tống phân ra ngoài. Khi cơ chế này bị rối loạn sẽ sinh ra táo bón.
2.2. Nguyên nhân
* Táo bón chức năng: loại này hay gặp nhưng khơng có tổn thương ở đại trực tràng và hậu môn
- Táo bón thời gian ngắn:
+ Thường do các bệnh toàn thân như sốt, nhiễm khuẩn, sau phẫu thuật. + Do dùng một số thuốc giảm nhu động ruột như thuốc phiện, thuốc an thần,
sắt…
+ Do phản xạ: táo bón đi kèm các bệnh sỏi thận, sỏi mật, phù… + Táo bón trong nhiễm độc chì
- Táo bón mạn tính
+ Do thói quen, do nghề nghiệp ngồi nhiều, ít hoạt động. Phần nhiều do thói
quen nhịn đi ngồi từ tuổi ấu thơ hoặc làm việc ở nơi khơng tiện điều kiện đi ngồi. Lâu dần trực tràng mất dần phản xạ và áp lực không tống phân đều
đặn nữa.
+ Hội chứng ruột kích thích vào thời kỳ giảm nhu động ruột hoặc co thắt nhiều.
+ Do chế độ ăn uống ít, khẩu phần quá ít.
+ Do suy nhược thần kinh làm giảm trương lực cơ, giảm nhu động ruột hoặc
do rối loạn tâm thần dẫn đến mất phản xạ đại tiện gây nên. * Táo bón do tổn thương thực thể
- Do loét dạ dày, hành tá tràng, có tăng tiết acid
- Do cản trở đường đi của phân trong các trường hợp u đại trực tràng hoặc u
trong ổ bụng chèn ép đại trực tràng
- Do các bệnh bẩm sinh của đại tràng như đại tràng dài, đại tràng to giữ phân lại
đại tràng lâu và nhiều, bị tái hấp thu kiệt nước gây nên.
- Do viêm đại tràng mạn tính
- Các bệnh mạch máu vùng hậu môn trực tràng như trĩ. . . - Các trường hợp dính tắc sau mổ
- Các u não, viêm não màng não, tăng áp lực nội sọ, tổn thương tuỷ sống cũng gây táo bón
3. TRIỆU CHỨNG 3.1. Lâm sàng 3.1. Lâm sàng
- Hỏi kỹ về tiền sử thói quen nghề nghiệp, chế độ ăn uống sinh hoạt cùng các rối loạn tiêu hóa của người bệnh, chủ yếu người bệnh đại tiện khó nhiều ngày mới
đi ngoài một lần. Khi đi ngoài phải rặn nhiều, phân cứng, rắn, thành cục, có thể
dính theo nhầy hoặc máu tươi
- Nếu táo bón lâu ngày có thể làm cho bệnh nhân cáu gắt, nhức đầu, mất ngủ mất mỏi, trống ngực…
- Khám xét kỹ: sờ nắn bụng, nắn dọc khung đại tràng thấy phân rắn thành chuỗi lổn nhổn. Thăm trực tràng thấy phân cứng.
- Khám phân: khám phân là một động tác cần thiết để chắc chắn bệnh nhân táo bón, khơng những thế cịn có thể đánh giá mức độ táo bón, tính chất táo bón và các yếu tố khác có thể phát hiện trong phân của bệnh nhân như máu, nhầy…
3.2. Xét nghiệm
- Thăm trực tràng: bao giờ cũng nên làm và rất có giá trị. Bóng trực tràng rỗng hoặc có ít phân rắn. Có thể thấy được các nguyên nhân thực thể vùng trực tràng như chít hẹp, u…
- Soi trực tràng
- Soi đại tràng ống mềm giúp tìm các nguyên nhân gây táo bón ở cao như u, K… - Chụp khung đại tràng có thuốc cản quang
- Đo áp lực thành đại tràng cũng có tác dụng phát hiện các lý do cơ năng
Tại cơ sở chẩn đốn táo bón thường cũng đơn giản song khơng qn các động tác thơng thường mà có giá trị như thăm trực tràng, khám phân đã nêu trên
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Không dùng thuốc
- Thầy thuốc giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân về chuỗi các sự kiện dẫn đến táo bón.
- Cố gắng thay đổi mơ hình kéo dài nhiều năm - Tập đi đại tiện hàng ngày và đúng giờ
- Tập thể dục, đi bộ trước khi cố gắng đi đại tiện
- Ăn nhiều rau và các chất xơ kéo dài và hằng định nhất là các bệnh nhân có tuổi Có thể nói đây là phương pháp dễ áp dụng, thực hiện ở mọi nơi kể cả các cơ sở Thầy thuốc địi hỏi có hiểu biết nhiều về lĩnh vực này và tư vấn thoả đáng. Không nên coi đây là một bệnh quá đơn giản, thiếu quan tâm thích đáng.
4.2. Thuốc
Khi đã cố gắng nhưng không đạt được hiệu quả mới dùng thuốc
- Các thuốc nhuận tràng làm tăng khối lượng phân như chất bán cellulo đây là phương pháp phù hợp sinh lý hơn cả
- Các nhuận tràng thẩm thấu
- Chú ý khi lạm dụng thuốc nhuận tràng có thể gây mất kim, làm giảm phản xạ
đại tiện, tăng tiết nhầy…
- Đối với táo bón có nguyên nhân thực thể cần được điều trị nguyên nhân để có hiệu quả.
5. DỰ PHỊNG
Dự phịng chung: tun truyền, giáo dục trong cộng đồng về vai trò của chất xơ trong khẩu phần ăn, việc uống đủ nước, nhất là đối với người lao động trong môi
trường nóng nắng liên tục.
Khơng có dự phịng đặc hiệu cho táo bón cơ năng. Đối với các táo bón do
ngun nhân thực thể thì việc thường xuyên dùng một thuốc làm mềm phân và điều trị nguyên nhân là dự phịng tích cực nhất.