Trước những năm 70, hội lồng ngực Mỹ đã liệt kê 101 nguyên nhân của ho ra máu, nhưng trên lâm sàng chỉ có một số nguyên nhân thường gặp:
2.1. Tổn thương phổi phế quản
- Lao phổi đang tiến triển, hoặc tái phát hoặc di chứng của lao phổi: nguyên nhân hay gặp nhất hiện nay, từ 28,6 đến > 50% theo Massin F.và cs (l996) và từ 13,4
đến 38% theo tác giả Việt Nam (1995 - 1996). Ho ra máu do lao thường có lẫn
bọt và đuôi khái huyết.
- Giãn phế quản: gặp từ 15 đến 30%, đánh dấu một bước ngoặt của giãn phế quản, hay tái diễn nhiều lần, dễ xuất hiện khi có bội nhiễm phế quản. Thể ho ra máu của giãn phế quản không khạc đờm thường gặp ở Việt Nam, dễ chẩn đoán nhầm với lao phổi
- Ung thư phế quản: gặp từ 20 - 38%, thường ho ra máu ít, máu có thể đỏ tươi hoặc sẫm màu hoặc màu đỏ tím, nếu khối u bào mịn động mạch phổi thì có thể ho ra máu nặng.
- Nhiễm khuẩn phổi - phế quản: ho ra máu do áp xe phổi gặp vào khoảng 14%, cịn có thể do viêm phổi hoại tử do Klebsiella pneumoniae, máu khạc lẫn với
đờm giống keo màu gạch, viêm khí phế quản chảy máu do vi khuẩn hoặc nhiễm độc hoặc dị ứng thường ho ra máu ít.
+ Các nguyên nhân ít gặp hơn: u nấm aspergrllus trong hang phổi, dị vật nội phế quản, bệnh bụi phổi sillic, bệnh sán lá phổi và bệnh amip phổi.
2.2. Nguyên nhân tim mạch
- Bệnh hẹp van hai lá:
- Hội chứng Lutembacher (Hẹp van hai lá kết hợp với thông liên nhĩ) - Suy thất trái, phù phổi cấp tính
- Nghẽn tắc động mạch phổi
- Phình động mạch chủ rị vào phế quản - Tăng áp lực động mạch phổi nguyên phát - Khi dùng thuốc chống đông kéo dài
2.3. Các nguyên nhân khác
- Chấn thương lồng ngực làm gẫy xương sườn hoặc dập nát phổi. - Hội chứng sức ép do sóng nổ
- Các bệnh về máu (Lơxemi cấp và mạn tính, bệnh ưa chảy máu, chảy máu do
giảm tiểu cầu)
- Bệnh sốt xuất huyết: ho ra máu khi có chảy máu ở phổi - Khơng rõ ngun nhân.: gặp khoảng 1,2 - 5 %.