- Nôn ra máu: máu nôn ra lẫn thức ăn, đỏ thẫm, có khi lẫn máu cục, ít bọt sau đó người bệnh đi ỉa ra phân đen. Cảm giác trước khi nôn ra máu là nôn nao, khác với ho ra máu là nóng và ngứa ở trong ngực và cổ.
- Chảy máu cam: nên khám xem hai lỗ mũi có máu khơng.
- Chảy máu trong miệng: khơng nóng và ngứa trong ngực và cổ. Nên khám miệng: niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.
6. XỬ TRÍ
6.1. Nguyên tắc chung
Phải tìm nguyên nhân ho ra máu vì mọi trường hợp ho ra máu đều bắt đầu bằng
điều trị nội khoa gồm điều trị triệu chứng và điều trị căn nguyên, do đó cần:
- Bất động bệnh nhân: dùng các thuốc giảm ho, an thần, thuốc co mạch để cầm máu, truyền máu liều nhỏ, chống bội nhiễm do viêm phổi hít xuống, chỉ dùng morphin khi bệnh nhân khơng có suy hơ hấp và khi đường thở thơng thống.
Đối với ho ra máu trung bình hoặc nhiều cần kết hợp điều trị cầm máu nội khoa
với điều trị nội soi và bịt tắc động mạch phế quản.
- Phải nắm vững số lượng máu khạc ra trong 24 giờ và hàng ngày đối với ho ra máu nặng đồng thời theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, tần số thở, tình trạng
thiếu máu, sốc, suy hô hấp, cần làm ngay các xét nghiệm: nhóm máu, hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrit, bạch cầu, công thức bạch cầu, tiểu cầu, thời gian máu
đông, máu chảy.
- Chỉ định phẫu thuật cắt thuỳ hoặc một lá phổi đối với ung thư phế quản, giãn phế quản khu trú, ho ra máu tái diễn nhiều lần, áp xe phổi mạn tính, lao phổi
điều trị nội khoa thất bại kháng nhiều thuốc chống lao.
- Bệnh nhân ho ra máu mức độ trung bình và nặng cần được chuyển lên tuyến
trên điều trị. Song việc xử trí ban đầu tại tuyến y tế cơ sở như: bất động bệnh nhân, dùng thuốc giảm ho (Terpincodein), thuốc an thần, đảm bảo hô hấp cũng rất quan trọng làm giảm mức độ nặng của bệnh và việc thu gom xử lý chất thải tiết của bệnh nhân góp phần phịng chống bệnh tật cho cộng đồng.
6.2. Ho ra máu nhẹ
- Bất động tương đối, chế độ ăn mềm như cháo, mỹ, phở để nguội. - Thuốc giảm ho: Terpin codein hoặc paxeladin 40 mít x 3 lần/ ngày. - Thuốc an thần: seduxen 5mg x 1 viên hoặc tranxene 5 mg x 1 viên.
- Nếu ho ra máu từ 30 đến 50 ml: gladuitrin 5 UI pha với 20 ml dung dịch glucose 30% tiêm tĩnh mạch chậm, 1- 2 lần/ngày (thận trọng khi bệnh nhân có suy mạch vành).
6.3. Ho ra máu trung bình
+ Tecpin codein: 1 viên x 6 lần/ngày hoặc paxeladin viên 40 mà x 3 lần/ngày. + Có thể dùng morphin 0,01 g tiêm dưới da hoặc bắp thịt nếu bệnh nhân
khơng có suy hơ hấp.
- Gardenal 0,05 g hoặc seduxen 5 mg tiêm bắp thịt 1 - 2 ống/ ngày.
- Điều trị co mạch có theo dõi huyết áp hàng giờ: Hypantin 5 IU pha trong 20 ml dung dịch glucose 30% tiêm tĩnh mạch chậm, 3- 4 lần/ ngày, có thể truyền tĩnh mạch.
- Nếu có dấu hiệu tiêu flbrin
+ Hemocaprol ống tiêm 10 ml = 2 g tĩnh mạch chậm hoặc ống uống 20ml, cứ
6 giờ 1 tàn. Cần theo dõi tình trạng tăng đơng.
+ Hoặc transamin 10% tiêm tĩnh mạch chậm 5-10 ml hoặc uống 2-4g/ ngày. + Nếu tỷ lệ prothrombin giảm, cho tiêm hoặc uống vitamin K
+ Vitamin C và các thuốc trợ tim: coramin, ouabain...
+ Nếu bệnh nhân có dấu hiệu viêm phổi do hít xuống (nhiệt độ tăng cao) thì cho ampicilin 1,5 - 2 g/ ngày hoặc các kháng sinh mạnh hơn như Augmentin 2g/ngày, cefotaxin 2 g/ngày tiêm bắp thịt.
6.4. Ho ra máu nặng
- Bất động tuyệt đối, buồng thống, n tĩnh, khơng di chuyển bệnh nhân. Khi đang ra máu đặt bệnh nhân nằm nghiêng về bên phổi có tổn thương chảy máu, đầu thấp hơn ngực. Khi hết ra máu thì nằm theo tư thế Fowler (nửa nằm nửa
ngồi). Chế độ ăn lỏng hoàn toàn (sữa, nước cháo) để nguội. Có thể chườm đá
lên ngực.
- Thở oxy 2 - 3 phút/1ần, nếu cần cho thở liên tục.
- Morphin (nếu khơng có suy hơ hấp) tiêm dưới da 1 ống 0,01g hoặc 1/2 ống pha loãng với 10 ml dung dịch glucose 30% tiêm tĩnh mạch chậm, gardenal 0,1 g hoặc seduxen 10 mg tiêm bắp thịt 1 ống, cho 2 lần/ngày.
- Có thể cho bệnh nhân ngủ nhẹ bằng hỗn hợp gardenal + aminazin + pipolphen nhưng cho liều nhỏ, tiêm rải rác làm nhiều lần trong ngày. Có thể cho Theralene.
- Cho các thuốc cầm máu: truyền tĩnh mạch hormon tuyến hậu yên và thuốc chống tiêu fibrin như điều trị ho ra máu trung bình.
- Nếu hồng cầu < 2 triệu, hematocrit < 30% hoặc bệnh nhân có sốc, tụt huyết áp thì truyền máu cùng nhóm hoặc truyền máu tươi trực tiếp từ 150 ml đến 200 ml/1ần trong vài ngày cho đến khi ngừng ra máu, không truyền máu quá nhiều trong 1 lần vì có thể làm tăng huyết áp gây nên ho ra máu liên tục.
- Chống trụy tim mạch: truyền tĩnh mạch Dopamin hoặc Noradrenalin. - Trợ tim: Coramìn, Ouabain, Isoland... :
- Nếu bội nhiễm: Ampicillin 2 g/ ngày tiêm bắp thịt hoặc các kháng sinh mạnh hơn.
- Điều trị nội soi: làm lưu thơng đường thở, bít động mạch phế quản khi có chỉ
định.
- Điều trị phẫu thuật cấp cứu: chỉ thực hiện được ở khoa phẫu thuật lồng ngực có kinh nghiệm khi các biện pháp xử trí nội khoa thất bại. Có thể mở lồng ngực thắt mạch máu để cấp cứu, hoặc kết hợp với cắt bỏ thuỳ tổn thương chảy máu.
6.5. Điều trị nguyên nhân
- Sau khi hết ho ra máu tuỳ theo nguyên nhân mà điều trị.
- Nguyên nhân ho ra máu thường gặp nhất là lao phổi, do vậy việc quản lý và
điều trị bệnh nhân lao phổi ở cộng đồng có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm
tỷ lệ biến chứng ho ra máu.