Biện pháp khơng hút khí, điều trị “bảo tồn”

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh học nội khoa Tập 2 (Phần 2) pot (Trang 38 - 40)

CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI ĐẠI CƯƠNG

4.1.1. Biện pháp khơng hút khí, điều trị “bảo tồn”

Với biện pháp này khơng chọc hút khí chỉ theo dõi sự tiêu dần của khí và nở lại của phổi qua X quang và lâm sàng. Thời gian theo dõi tuỳ thuộc mức độ tràn khí, mức

độ nở lại hoàn toàn của phổi. Khả năng hấp thu của khí trong khoang màng phổi rất ít,

chỉ từ 0,5-lml/ngày. Vì thế thời gian theo dõi khá lâu 20-30 ngày hay hơn nữa.

Chỉ định liệu pháp này với loại tràn khí màng phổi kín, lượng khí trong khoang màng phổi ít, ở những vị trí rất khó chọc hút, tràn khí khơng rõ ngun nhân, lành tính, phổi khơng bị đơng đặc, khơng xẹp nhiều, khơng có tràn mủ màng phổi, khơng có bội nhiễm trong khoang màng phổi, người bệnh và thầy thuốc có đủ điều kiện để theo dõi một cách đầy đủ.

4.1.2. Các phương thức xử lý bằng chọc hút, dẫn lưu khí *Chọc kim:

Tràn khí màng phổi là một cấp cứu. Trong điều kiện khơng có đủ phương tiện thì trước khi chuyển bệnh nhân đến nơi có điều kiện giải quyết tất hơn, điều tối thiểu mà người thầy thuốc cần làm là chọc một kim tiêm, dù chỉ là kim tiêm bắp vào khoang

màng phổi có tràn khí để khí có thể thốt ra ngồi liên tục qua kim đó, khơng tích căng trong lồng ngực có thể gây nguy hiểm do ép phổi và các tạng trong lồng ngực.

* Dẫn lưu màng phổi:

- Dụng cụ chọc hút dẫn lưu: các loại kim tiêm, ứng thông nhỏ bằng chất dẻo polyethy!che, ống dẫn lưu vừa và lớn bằng cao su Monaldi, Monod, Nelaton, ống dẫn lưu bằng chất dẻo Joly.

- Điểm chọc hút:

+ Tràn khí tồn thể:

Điểm chọc ở khoang liên sườn 2 trên đường giữa địn. Ở phụ nữ vì vấn đề thẩm

mỹ có thể chọc Ở đường nách, phía sau cơ ngực lớn. Luôn đi sát bờ trên của xương sườn dưới.

Nếu kèm theo có tràn dịch, tràn máu, tràn mủ thì phải đặt ống dẫn lưu ở vùng màng phổi có dịch này (thường ở liên sườn 4 hay 6 trên đường nách giữa, nách sau hay nách trước tuỳ trường hợp) dẫn lưu ngay lập tức vì dịch và máu trong màng phổi

để lâu gây dính và dễ bị bội nhiễm.

+ Tràn khí khu trú:

Điểm chọc hút, mở màng phổi: ở vùng có tràn khí, ống dẫn lưu đặt sâu trong

lồng ngực 5-6 cm, hai bên thành ống trổ thêm cửa sổ, ống nối thông với hệ thống hút liên tục bằng các lọ hay bằng máy hút. Hệ thống hút phải đảm bảo một chiều từ

khoang màng phổi ra phía các lọ để khơng khí bên ngồi và dịch trong lọ khơng trào ngược lại.

- Cách dẫn lưu:

+ Dẫn lưu đơn giản: ông dẫn lưu nối với một lọ trong đựng dung dịch Dakin

hoặc dịch sát khuẩn tương ứng (đầu ống phải ngập trong dung dịch), nếu áp lực khoang màng phổi dương tính sẽ thấy bọt sủi lên trong lọ đựng dịch,

nhất là khi bệnh nhân thở mạnh, hắt hơi. Nếu áp lực trong khoang màng phổi khơng dương thì nước trong lọ sẽ vào một đoạn trong ống nối, chính

đoạn nước này có tác dụng như van một chiều ngăn khơng khí khơng vào

khoang màng phổi được. Khi di chuyển bệnh nhân có thể thay lọ nước bằng van Heimlich hay đơn giản hơn là ngón tay găng cao su. Kỹ thuật dẫn lưu này đơn giản có thể làm ở mọi tuyến song lại rất có giá trị cho chẩn đốn, điều trị nên cần được áp dụng rộng rãi.

+ Dẫn lưu bằng máy hút liên tục:

Có điều kiện thì đặt trên đường ống dẫn lưu xupáp Jeanneret hay dụng cụ

Foures để điều chỉnh áp lực hút, thường hút với áp lực -15 đến -40 cm nước tuỳ trường hợp.

- Theo dõi, chăm sóc:

khuẩn, ln thay rửa lọ, hệ thống dây dẫn, thay băng hàng ngày vùng mở màng phổi. Nếu có tràn dịch, tràn máu phải dẫn lưu dịch, máu. Cho kháng sinh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh học nội khoa Tập 2 (Phần 2) pot (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)