Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty cổ phần du lịch và xuất nhập khẩu lạng sơn (Trang 30 - 31)

Du lịch là một ngành kinh tế - dịch vụ tổng hợp, cần tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, trong thời kỳ hội nhập và đòi hỏi của ngành kinh tế - dịch vụ theo các quy luật của kinh tế thị trường, thì yếu tố con người (cụ thể là nguồn nhân lực chất lượng cao) đóng vai trò quan trọng với mọi doanh nghiệp du lịch khi muốn phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Theo Huỳnh Quốc Thắng (2016), nguồn nhân lực chất lượng cao trong du lịch đó là “những người lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất

tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy tốt nhất”. Nguồn nhân lực du lịch

chất lượng cao trước hết là nguồn nhân lực trực tiếp của ngành du lịch được đào tạo bài bản với đầy đủ các kỹ năng cướng và kỹ năng mềm, có khả năng đáp ứng được môi trường làm việc quốc tế đa dạng, hội nhập vào các công ty đa quốc gia/ xuyên quốc gia với cường độ làm việc cao và có khả năng chịu được áp lực công việc.

Theo mô hình ASK của Benjamin S.Bloom, để đánh giá một lao động được đào tạo chất lượng cao bao gồm 3 tiêu chí cơ bản:

- Về thái độ làm việc (Attitude): Thái độ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của người lao động. Thái độ lao động quyết định sự thành công hay thất bại của cá nhân người lao động, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Một người lao động nếu thiếu kỹ năng làm việc, thiếu kiến thức chuyên môn thì có thể đào tạo được nhưng nếu thái độ làm việc thiếu tích cực thì rất khó sử dụng. Có 3 thái độ ứng xử: thái độ đối với bản thân, thái độ đối với nghề nghiệp và thái độ với doanh nghiệp.

- Về kỹ năng làm việc (Skill): Đối với lao động trong ngành du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm cần được chú trọng. Bên cạnh đó trong môi trường làm việc quốc tế, đòi hỏi kỹ năng ngoại ngữ làm một tiêu chí cần phải có của nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao.

- Về tri thức (Knowledge): nguồn nhân lực cần phải được đào tạo bài bản, thể hiện qua trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Trong ngành du lịch, đó là đòi hỏi hiểu biết về ngành, về công việc, về khách hàng và xu thế của du lịch trong hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty cổ phần du lịch và xuất nhập khẩu lạng sơn (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)