Một số kiến nghị khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty cổ phần du lịch và xuất nhập khẩu lạng sơn (Trang 100 - 106)

Tác động từ các nhân tốmôi trường kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của Công ty CP Du lịch và XNK Lạng Sơn nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng. Các ảnh hưởng đó không chỉ tạo ra cơ hội, đồng thời còn tạo ra nhiều thách thức. Để tận dụng nắm bắt cơ hội và hạn chếđược các rủi ro thì còn phải đòi hỏi các công tác can thiệp, hỗ trợ và phối hợp kịp thời, đồng bộ và nhất quán của các cơ quan nhà nước, các bộ ban ngành cũng như chính quyền địa phương thông qua một số các giải pháp cụ thể sau:

*Về mặt quản lý nhà nước

- Hoàn thiện khung pháp lý cho kinh doanh du lịch

-Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua các chính sách ưu đãi và tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi.

- Tăng cường quảng bá, thu hút khách du lịch từ thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc.

- Phối hợp với hội đồng tư vấn du lịch thí điểm thành lập văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở một số thị trường

- Đề xuất nâng cấp và mở rộng các sân bay quốc tế và nội địa.

- Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược đẩy mạnh đầu tư các khu điểm du lịch quy mô lớn tại các địa bàn trọng điểm như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long,…

- Thực hiện các biện pháp kéo dãn khách tới các điểm đến mới, giảm tải cho các điểm đến đang có dấu hiệu quá tải. Tập trung quản lý điểm đến, bảo đảm an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm phục vụ cho du lịch.

- Điều tiết thị trường ổn định về giá cả, tỷ giá hối đoái, tạo tâm lý an toàn kinh doanh, đảm bảo chi phí đầu vào cung ứng ổn định.

- Giản tiện thủ tục xuất nhập, quá cảnh cho người và hành lý, tạo điều kiện thông thoáng cho du khách quốc tế du lịch tại Việt Nam.

- Đẩy mạnh các công tác áp dụng khoa học công nghệ trong thanh toán số tại các điểm du lịch để đảm bảo tính nhanh chóng, tiện lợi và an toàn cho du khách, cũng như thuận tiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

*Về chính quyền địa phương

- Nâng cao công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch.

-Tăng cường vai trò, trách nhiệm và năng lực hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội trong phát triển du lịch bền vững.

-Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực làm công tác du lịch tại địa phương.

- Tận dụng đặc điểm khu vực biên giới, phát triển du lịch của tỉnh gắn với kinh tế biên mậu

- Chính quyền địa phương kêu gọi đầu tư, phối hợp cùng các doanh nghiệp du lịch, tạo điều kiện phát triên, khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn để cho ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, mang đậm đặc sắc vùng miền.

*Về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên cả nước

Hiện nay cả nước có 346 cơ sở đào tạo tham gia đào tạo du lịch các cấp từ cơ sở đến sau đại học. Mỗi năm có khoảng 15.000 người được đào tạo chuyên môn làm việc trong lĩnh vực du lịch, trên thực tế, ước tính mỗi năm ngành Du lịch còn cần 45.000 nhân sự được đào tạo.

Trong khuôn khổ luận văn, xin kiến nghị các cấp quản lý nhà nước các phương án cơ bản để phát triển nguồn nhân lực du lịch như:

-Nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư thiết thực cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

-Tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, nội dung, chương trình và đội ngũ giáo viên.

- Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo du lịch.

-Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch.

- Chú trọng nâng cao kỹ năng nghề, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng lao động ngành du lịch.

-Hoàn thiện bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia về du lịch tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế.

-Thành lập Hội đồng nghề du lịch quốc gia và Hội đồng chứng chỉ nghề du lịch.

*Các giải pháp khác

Để đạt được phát triển kinh doanh dịch vụ du lịch đạt kết quả tốt cũng như đứng vững trên thương trường ngày càng biến động, bên cạnh các giải pháp đã nêu trên, Công ty CP Du lịch và XNK Lạng Sơn cũng cần phải hoàn thiện một số vấn đề sau:

- Đầu tư cơ sở vật chất hợp lý nhằm tiết kiệm được chi phí, công ty có điều kiện làm bằng chứng vật chất hữu hình hoá sản phẩm của mình để hạn chế rủi ro đối với khách hàng và góp phần thu hút khách hàng. Ngoài ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại còn là điều kiện để công ty nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như điều kiện lao động và năng suất làm việc tại công ty.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy , tinh gọn, linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu thời đại mới. Phân công rõ về nhiệm vụ, nội dung quản trị.

- Hoàn thiệnhệ thống thông tin quản trị đảm bảo các lãnh đạo nắm được thông tin cần thiết, kịp thời, phân tích thông tin có hiệu quả làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh ở những vị trí cấp bậc quản lý khác.

- Áp dụng khoa học công nghệ trong các hoạt động nhưthông tin liên lạc giữa các đầu mối liên kết, phục vụ sản xuất hàng hóa, đánh giá và quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty.

- Tiếp tục duy trì các công tác phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn,tinh thần phục vụ, thái độ của người lao động. Từ đó củng cố, hình thành văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của công ty.

KẾT LUẬN

Du lịch là một lĩnh vực tổng hợp thu hút nhiều thành phần trên toàn xã hội, nó kéo theo các tổ chức chính trị, doanh nghiệp, chính quyền và người dân cùng tham gia hoạt động xoay quay nó. Xu thế du lịch đang dần trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội con người đồng thời tiến trình toàn cầu hóa, khoa học công nghệ phát triển cũng như những biến động chính trị, xã hội, môi trường khí hậu ngày càng phức tạp đã kéo theo sự thay đổi không ngừng môi trường kinh doanh ngành công nghiệp không khói đã vốn gay gắt này, nay lại càng thêm nhiều rủi ro, khốc liệt hơn.

Nằm trong guồng quay đó, Công ty CP Du lịch và XNK Lạng Sơn đang nỗ lực phấn đấuphát triển kinh doanh dịch vụ du lịch của mìnhvượt trội từng ngày để có thể trụ vững và khẳng định vị thế của công ty trên thị trường.Trong suốt quá trình hoạt động của mình, công ty cũng đạt được những thành tựu nhất định thể hiện qua kết quả kinh doanh ổn định cũng như thương hiệu của mình được biết đến như một doanh nghiệp du lịch hàng đầu và uy tín tại Lạng Sơn. Tuy vậy, công ty cũng cần khắc phục những hạn chế còn tồn tại của mình và đưa ra được những biện pháp phát triển kinh doanh của mình hiệu quả, đem lại kết quả cao.

Trong thời gian nghiên cứu, được sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Thị Hiền và giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên Công ty CP Du lịch và XNK Lạng Sơn đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.Tuy nhiên do thời gian không nhiều, kiến thức còn có những hạn chế nhất địnhcũng như kinh nghiệm thực tiễn chưa đầy đủ nên bài luận không tránh khỏi thiếu sót và sai lầm. Tôi rất mong nhận được sự nhận xét từ Hội đồng đánh giá luận văn cũng như các góp ý thiết thực của các thầy cô, bạn bè để tôi có thêm kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung Ương (2017), Nghị quyết của bộ chính trị về phát triển du

lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tổng bí thư ký ngày 16/1/2017.

2. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng,http://www.bhxhbqp.vn

3. Benjamin S.Bloom (1956), “Taxonomy of educational objectives: The classification of educational goals”

4. Bộ Văn hóa, Thể thao, và Du lịch (2016), Quyết định phê duyệt đề án “Chiến

lược phát triển sản phẩm du lịch đến năm 2025, hướng đến năm 2030”, Bộ

trưởng ký ngày 03/8/2016.

5. Công ty CP Du lịch và XNK Lạng Sơn (2015-2018), Báo cáo tài chính Công ty CP Du lịch và XNK Lạng Sơn năm 2015-2018

6. Hoàng Văn Hoan (2019), “Một số vấn đề phát triển du lịch địa phương”, Hội thảo khoa học “Đánh thức tiềm năng du lịch thành phố Lạng Sơn”, Thành phố Lạng Sơn, 2019, tr.6.

7. Huỳnh Quốc Thắng (2016), “Đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực du lịch chất

lượng cao trong bối cảnh hội nhập”, Kỷ yếu Hội thảo Phát triển nguồn nhân

lực du lịch Việt Nam chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kỳ hội

nhập ASEAN, Thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr.51.

8. Nguyễn Gia Hùng (2019), “Du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thành phố

Lạng Sơn: Yêu cầu đặt ra và định hướng phát triển”, Hội thảo khoa học “Đánh

thức tiềm năng du lịch thành phố Lạng Sơn”, Thành phố Lạng Sơn, 2019,

tr.162.

9. Phan Huy Xu, Võ Văn Thành (2018), “Du lịch Việt Nam từ lý thuyết đến thực

tiễn”, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Quốc hội (2017), Luật Du lịch 2017.

12. Tạ Thị Đoàn (2019), “Huy động nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch ở

Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn”, Hội thảo khoa học “Đánh thức tiềm năng

du lịch thành phố Lạng Sơn”, Thành phố Lạng Sơn, 2019, tr.112.

13. Trần Thị Minh Hòa, Nguyễn Văn Đính (2006), “Kinh tế du lịch”, NXB Lao động. 14. Trần Thị Minh Hòa (chủ biên) (2015), “Du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới”,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Trần Đức Thanh (2008),“Nhập môn Khoa học du lịch”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 16.TutorialPoint,https://www.tutorialspoint.com/tourism_management/tourism_ma nagement_marketing_mix.htm 17. Trekksoft,https://www.trekksoft.com/en/blog/65-travel-tourism-statistics- for2019 18. Trekksoft,https://www.vietiso.com/blog/65-thong-ke-thi-truong-du-lich-quan- trong-nhat-giai-doan-2017-2018.html

19. X.Zhang, H.Song, G. Huang (2009), “Tourism Supply Chain Management: A

PHỤ LỤC

Nhằm thu thập và củng cố tài liệu phục vụ viết luận văn cũng như nắm rõ hơn về Công ty CP Du lịch và XNK Lạng Sơn, tôi đã chủ động liên hệ với Giám đốc công ty Phạm Đình Banvà đã đượcbác chia sẻ về hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua bảng câu hỏi dưới đây.

BẢNG PHỎNG VẤN

Câu 1 Xin giám đốc cho biết quan điểm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch hiện nay của công ty?

Trả lời: Cồng ty hiện phát triển kinh doanh dịch vụ du lịch dựa theo 5 quan điểm

- Kinh tế địa lý: phát triển kinh doanh gắn với tình hình kinh tế và phát triển của vùng nơi diễn ra hoạt động du lịch.

- Phát triển nguồn nhân lực gắn với vùng miền: khuyến khích và cộng tác với các doanh nghiệp địa phương liên kết với công ty trong việc tận dụng đào tạo chuyên môn và phát huy nguồn nhân lực địa phương

- Nguồn nhân lực đào tạo theo nhu cầu địa phương: đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại địa phươngcần dựa trên khía cạnh nhu cầu nội tại của địa phương đó.

- Phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ dựa trên nền tàng xây dựng liên kết: tranh đối đầu cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực lữ hành, ưu tiên gắn kết thông qua hợp tác liên minh, liên kết.

- Chủ trương và chính sách của Đảng: phát triển kinh doanh dựa theo định hướng và chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam

Câu 2 Xin giám đốc cho biết phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty trong tương lai?

Trả lời:

- Chú trọng đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch.

- Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và các doanh nghiệp du lịch trong hệ thống.

- Hoàn chỉnh mô hình quản lý, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo bộ máy nhân sự cho phù hợp với yêu cầu của thời đại mới.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển thị trường, tập trung vào các loại hình kinh doanh du lịch như: du lịch MICE, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội, tâm linh.

- Cải tiến, đầu tư mới vào khối khách sạn, nhà hàng. Hướng tới đưa khách sạn Hoa Sim đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao.

- Cập nhật xu hướng du lịch và văn bản chính sách của nhà nước về du lịchđể áp dụng trong việc kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty cổ phần du lịch và xuất nhập khẩu lạng sơn (Trang 100 - 106)