Giải pháp về nghiên cứuthị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty cổ phần du lịch và xuất nhập khẩu lạng sơn (Trang 88 - 90)

Dựa trên những số liệu thống kê về lượt khách và ngày khách những năm gần đây có thể thấy quy mô của công ty không có nhiều thay đổi. Nguyên nhân phần nhiều xuất phát từ các hoạt động nghiên cứu thị trường sau năm 2017 không có nhiều diễn biến tích cực, chỉ tập trung vào thị trường thường xuyên của mình là thị trường tổ chức, doanh nghiệp, các hộ gia đình với mức thu nhập trung bình và thấp. Ngoài ra việc quá tận dụng đặc điểm địa lý Lạng Sơn để tập trung kinh doanh lữ hành quốc tế các chuyên Trung Quốc - Việt Nam khiến có nhiều rủi ro vì thị trường Trung Quốc trong thời gian tới từ năm 2019 có nhiều biến động. Qua đó đòi hỏi công ty cần có những đính hướng và hành động kịp thời cho việc nghiên cứu thị trường của mình. Cụ thể:

-Đầu tư chi phí, nguồn lực cho công tác nghiên cứu các thị trường mới.Đồng thời tiếp tục duy trì nghiên cứu để hoàn thiện chất lượng trên trị trườngđang là điểm mạnh cùa mình.

- Đề xuất các phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp điều tra, khảo sát: trao đổi trực tiếp khi du khách đặt tour, hoặc phát phiếu điều tra cho du khách trước và sau mỗi chuyến đi về các tiêu chí chất lượng, giá cả, nơi ăn, trốn ở và các điều kiện đi kèm. Điều tra mức giá, chất lượng và cách thức hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Cử các đoàn chuyên gia, giao lưu với các đầu mối liên kết trong thị trường mới để khảo sát khả năng đảm bảo chất lượng cung ứng dịch vụ sản phẩm.

+ Phương pháp thử nghiệm: Tiến hành chạy thử các tour mới để kiểm tra tính hợp lý, khả năng liên kết hoạt động giữa các đầu mối, chi phí phát sinh và các công tác đảm bảo chất lượng phục vụ xuyên suốt chuyến đi.Giới thiệu các sản phẩm mớicủa công ty và cho dùng thử tại các hội chợ, sự kiện xúc tiến thương mại.

+ Thu thập và phân tích dữ liệu: Thu thậpcác thông tin về thị trường nghiên cứu qua các báo cáo số liệu của Tổng cục Du lịch, các báo cáo, văn bản, chính sách của Bộ ngành có liên quan, báo đài, tạp chí, truyền thông, internet… Sau đó tổng hợp lại, và phân tích dựa trên các chỉ tiêu cụ thể.

- Lập nghiên cứu dựa trên các nhóm chỉ tiêu: loại khách hàng, khả năng chi trả, thời vụ, thông tin điểm đến, dân số, môi trường,quy mô thi trường, kênh phân phối - cung ứng, các dự báo thị trường, truyền thông, thương hiệu, ưu đãi mạng lưới tổ chức.

- Hướng tới nghiên cứu các loại hình du lịch: du lịch MICE, du lịch tâm linh, lễ hội, du lịch ngắn ngày, du lịch nghỉ dưỡng.

- Về thị trường trong nước, bên cạnh khách hàng chủ yếu của công ty là tổ chức, doanh nghiệp và các hộ gia đình có thu nhập ổn định thì công ty nên định hướng nghiên cứu để phát triển du lịch trên địa bàn Lạng Sơn cho đối tượng khách hàng trẻ, sinh viên có nhu cầu du lịch tự do, thu nhập thấp do đặc điểm địa lý Lạng Sơn đồi núi, thiên nhiên hoang dã phù hợp với đối tượng trẻ thích khám phá và du lịch bụi.

- Về thị trường Lạng Sơn,nghiên cứu khảo sát các danh lam thắng cảnh, văn hóa dân tộc Tày-Nùng, các lễ hội truyền thống, ẩm thực, cũng như các văn bản, chính sách của bộ ban ngành về phát triển du lịch địa bàn, để thông qua đó khai thác tiềm năng du lịch Lạng Sơn cho hoạt động kinh doanh du lịch của công ty.

- Về thị trường quốc tế,ngoài thị trường Trung Quốc, công ty ưu tiên tập trung nghiên cứuthị trường Châu Á đặc biệt là các nước Hàn Quốc và Nhật Bản do đã có nền tảng dữ liệu thu thập và đầu mối từ trước.

- Đối với thị trường Trung Quốc,do thị trường này chiếm tỉ trọng lớn trong tổng lượt khách quốc tế nên cần nghiên cứu kỹ lưỡng biến động chính trị, văn hóa xã hội của Trung Quốc, tâm lý du khách, tính thời vụ qua các năm, xu thế du lịch… Đặc biệt là tận dụng đường biên giới trên bộ tại Lạng Sơn hướng nghiên cứu thị trường đến các đầu mối cung ứng các du khách lữ hành quốc tế bằng đường bộ và đường sắt qua địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty cổ phần du lịch và xuất nhập khẩu lạng sơn (Trang 88 - 90)