Quan điểm và phương hướng phát triển kinh doanhdịch vụ du lịch của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty cổ phần du lịch và xuất nhập khẩu lạng sơn (Trang 86 - 88)

Trong quá trình viết luận văn, được tiếp cận một số các văn bản nội bộ của công ty cũng như qua trao đổi phỏng vấn với Tổng giám đốc Phạm Đình Ban, tác giả tổng hợp lại các quan điểm và phương hướng của công ty được vận hành trong thời gian qua và trong những năm tới.

- Về quan điểm:

Công ty CP Du lịch và XNK Lạng Sơnphát triển kinh doanh dịch vụ du lịch cần dựa trên 5 yếu tố đặc thù:

+ Kinh tế địa lý:

Du lịch là hoạt động mang tính khu vực nên việc phát triển kinh doanh phải gắn với tình hình kinh tế và phát triển vùng nơi diễn rahoạt động du lịch. Đòi hỏi công ty cần có nhiều hoạt động liên kết, nghiên cứu, tìm hiểu về tự nhiên, tài nguyên, kinh tế, xã hội, và môi trường; nắm bắt các hoạt động kinh tế khu vực, kinh

tế của đất nước, kinh tế vùng các quốc gia, và kinh tế toàn cầu gắn với các vùng tài nguyên trên thế giới; nắm bắt xu hướng khai thác các nguồn tài nguyên các vùng miền du lịch trên toàn quốc cũng như thế giới để tiến hành các hoạt động phát triển kinh doanh du lịch của mình.

+ Phát triển nguồn nhân lực gắn với vùng miền:

Những con người sinh ra và lớn lên tại địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch có những thông thạo, am hiểu về bản xứ họ hơn những người từ nơi khác đến. Bởi vậy công ty luôn khuyến khích và cộng tác với các doanh nghiệp địa phương liên kết với mình trong việc tận dụng, đào tạo chuyên môn và phát huy nguồn nhân lực địa phương, để thông qua đó nâng tầm chất lượng dịch vụ đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, chuyên nghiệp và mang đậm bản sắc địa phương nơi mình du lịch.

+ Nguồn nhân lực đào tạo theo nhu cầu địa phương:

Việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại địa phương cũng cần đòi hỏi xem xét trên khía cạnh nhu cầu nội tại của địa phương đó. Tùy từng mục đích và thời kỳ khác nhau, nhu cầu về nhân lực du lịch mỗi địa phương mỗi khác. Tránh đào tạo ồ ạt nhất thời, chộp giật theo thời vụ.

+ Phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ dựa trên nền tảng xây dựng liên kết

Du lịch hiện nay cạnh tranh ngày càng gay gắt khốc liệt. Công ty quan điểmtránh đối đầu cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực lữ hành mà ưu tiên gắn kết thông qua liên minh, liên kết, cùng nhau chia sẻ thông tin, xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ, cùng nhau phát triển.

+ Chủ trương và chính sách của Đảng:

Công ty tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, đến nay vẫn giữ vững tinh thần phục vụ và xây dựng đường hướng phát triển kinh doanh theo định hướng và khuôn khổ chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam.

- Về phương hướng phát triển:

+ Chú trọng đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch.

+ Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và các doanh nghiệp du lịch trong hệ thống.

+ Hoàn chỉnh mô hình quản lý; phát triển nguồn nhân lực, đào tạo bộ máy nhân sự cho phù hợp với yêu cầu của thời đại mới.

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển thị trường, tập trung vào các loại hình kinh doanh du lịch như: du lịch MICE, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội, tâm linh.

+ Cải tiến, đầu tư mới vào khối khách sạn, nhà hàng. Hướng tới đưa khách sạn Hoa Sim đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao.

+ Cập nhật xu hướng du lịch và văn bản chính sách của nhà nước về du lịchđể áp dụng trong việc kinh doanh của công ty.

3.2. Đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại Công ty CP Du lịch và XNK Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty cổ phần du lịch và xuất nhập khẩu lạng sơn (Trang 86 - 88)