Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty cổ phần du lịch và xuất nhập khẩu lạng sơn (Trang 76 - 79)

- Môi trường kinh doanh đang dần thay đổi nhanh và bắt buộc công ty phải thay đổi các phương pháp kinh doanh mới trong khi bộ máy quản lý vốn đã lâu năm vận hành theo lối cũ. Nên việc phản ứng lại và cải tiến theo kịp thị trường đòi hỏi thời gian và chi nhiều ngân sách dẫn đến nhiều hạn chế như chưa thể phát triển đồng bộ các công tác quản lý, công tác nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới, cải tạo và nâng hạng nhà hàng…

- Công ty những năm gần đây tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm hiện tại, chưa có ý định mở rộng quy mô nên các công tác nghiên cứu trên các thị trường kháccòn thụ động. Dẫn đến việc nghiên cứu vẫn giữ nếp cũ, triển khai chuỗi không đồng đều khi tập trung chủ yếu nhắm đến những đối tượng khách mang yếu tố Trung Quốc. Điều này ảnh hưởng đến phương hướngxây dựng, phát triển sản phẩm du lịch khi mà phần đa số du khách du lịch Trung Quốc hiện tại lấy Lạng Sơn làm điểm lưu trú, chứ không thực sự đi sâu tiếp cậnđến nguồn khách cóý định du lịch trên địa bàn.

- Việc chưa kịp thời mở rộng quy mô dẫn đến thị trường tiếp cận chưa được mở rộng khiến lượng khách tuy tăng theo từng năm nhưng tốc độ không tăng nhiều, có phần chậm lại rõ rệt.

- Khối nhà hàng của công ty đang tăng doanh thu chậm lại 2 năm gần đây, không có nhiều nổi bật trong thực đơn và mất dần tính cạnh tranh trên địa bàn. Nguyên nhân một phần là do đối thủ cạnh tranh mới là các ông lớn trong mảng nhà hàng, khách sạn xuất hiện trên địa bàn khiến việc kinh doanh nhà hàng của công ty bị ảnh hưởng mạnh.

- Lạng Sơn là lợi thế của công ty nhưng các sản phẩm của công ty chưa có nhiều kết tinh đặc sắc vùng miền địa phương. Các tour du lịch còn nông, chưa được nghiên cứu sâu rộng, thiếu tính đột phá. Rượu Mẫu Sơn là sản phẩm địa phương, nhưng chủ yếu chỉ được bày bán, trưng bày tại các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn và bán buôn sang các tỉnh trong cả nước có nhu cầu. Chưa có nhiều hoạt động xúc tiến để phát huy hết giá trị sản phẩm này thành một sản phẩm du lịch đúng nghĩa. Ngoài ra ngay trên địa bàn còn nhiều tài nguyên văn hóa và tài nguyên thiên nhiên chưa được công ty tận dụng khai thác làm sản phẩm du lịch (như văn hóa dân tộc Tày, Nùng, các giá trị di tích lịch sử thành nhà Mạc…).

Tuy nhiên việc phát triển các sản phẩm mang đặc sắc vùng miền không phải là chuyện một sớm một chiều do đòi hỏi công tác nghiên cứu thị trường, nguồn vốn đầu tư lớn và đặc biệt là vai trò của chính quyền đia phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi, liên kết các chương trình khuyến khích, xúc tiến, bảo vệ bản quyền thương hiệu… để tạo ra sản phẩm du lịch có nhiều tích hợp cao về văn hóa, lợi ích du lịch và chất lượng dịch vụ trong sản phẩm.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ tác động lớn đến du lịch khi thay đổi cách du khách trong việc tìm tour, đặt tour, thanh toán… dẫn đến việc nguồn khách hàng lâu nay của công ty cũng bị ảnh hưởng, dần thay đổi về nhận thức và hành vi của mình.

- Khoa học, công nghệáp dụng trong công ty chưa thực sự nổi bật và tiện ích cho doanh nghiệp và khách hàng. Website của công ty dừng lại ở mức hình thức, quảng bá hình ảnh, giới thiệuvề công ty và các sản phẩm là chính, chưa kịp thời hỗ trợ các tiện tích như liên lạc trực tuyến, đặt thuê phòng, tour chuyến online… Dẫn đến các hoạt động kết nối, phản hồi với khách hàng chủ yếu theo truyền thống, thủ công qua gọi điện và email, fax.

- Quy trình cung ứng dịch vụ tour của công ty còn mang tính truyền thống cũng như việc phối hơp với các cơ quan chức năng khác còn nhiều thủ tục rườm rà bất cập nên gây khó khăn trong một số công tác như quản lý chất lượng, quá trình cưng ứng, nhận và phản hồi từ khách hàng…

- Công ty thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, khó đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng khách ngày một tăng.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra thiếu hụt này là do nguồn nhân lực được đào tạo trực tiếp từ các trường đại học, trường nghề đào tạo du lịch trong nước còn nhiều hạn chế, mục tiêu đào tạo chưa rõ ràng, đào tạo còn manh mún về quy mô và cơ cấu, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được xu thế và nhu cầu hiện tại, cũng như thiếu hụt cả các đội ngũ cán bộ giảng dạy có chất lượng, kinh nghiệm và chương trình đào tạo còn chắp vá.

Bên cạnh đó, các công tác phát triển nguồn nhân lực của công ty chưa thực sự hiệu quả, do lao động chủ yếu còn chưa vững nghề và việc đào tạo chuyên môn cần mất rất nhiều thời gian, cũng như đòi hỏi tinh thần thái độ học hỏi từ chính phía người lao động.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty cổ phần du lịch và xuất nhập khẩu lạng sơn (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)