Đẩy mạnh xúc tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty cổ phần du lịch và xuất nhập khẩu lạng sơn (Trang 31 - 32)

Xúc tiến hay khuếch trương là lĩnh vực hoạt động marketing, có chủ đích thể hiện vị trí và chiến lược của doanh nghiệp đối với nhóm khách hàng mục tiêu của họ thông qua việc chào hàng, chiêu khách và xác lập các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Ngày nay công tác marketing có vai trò quan trọng trong cạnh tranh thương hiệu giữa các công ty. Đặc biệt cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, do yếu tố thông tin đóng vai trò lớn trong việc quyết định sử dụng dịch vụ, sản phẩm du lịch của khách hàng. Hơn nữa chương trình du lịch là sản phẩm không hiện hữu, khách hàng không có cơ hội thử trước khi quyết định mua. Do đó xúc tiến đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết nhằm khơi dậy nhu cầu, thuyết phục, giúp khách hàng lựa chọn và thúc đẩy quyết

định mua. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp du lịch phải có các chiến lược xúc tiến phù hợp, liên tục đổi mới theo từng thời kỳ.

Ngoài ra, bản thân hoạt động du lịch cũng là một phương phương pháp quảng cáo gián tiếp các sản phẩm của doanh nghiệp đến những người thân, bạn bè của du khách vì sau mỗi chuyến đi khách hàng thường mang về những hàng hóa, sản phẩm tại nơi du lịch về làm quà hoặc kỷ niệm.

Các hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp du lịch thường bao gồm:

- Quảng cáo: là hình thức truyền tin chủ quan và gián tiếp những ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ, được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo, và chủ thể đó phải thanh toán các khoản chi phí.

- Xúc tiến: bao gồm các biện pháp kích thích nhu cầu thị trường trong ngắn hạn như khuyến mãi, tour trọn gói…

- Quan hệ công chúng: nhằm khuếch trương doanh nghiệp như quan hệ với Chính phủ, các Bộ ngành, các tổ chức quốc tế, Hiệp hội Doanh nghiệp, cơ quan đầu tư nước ngoài…

- Tuyên truyền: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, truyền thanh, internet…), website của doanh nghiệp, quảng cáo của các tổ chức quốc tế… nhằm quảng bá hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp.

- Marketing trực tiếp: doanh nghiệp sử dụng các công cụ như điện thoại, email, fax… để trực tiếp truyền tải thông điệp đến khách hàng.

- Bán hàng cá nhân: là sự tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách hàng nhằm mục đích tư vấn, giới thiệu và thuyết phục khách hàng lựa chọn và mua sản phẩm, đồng thời thu nhận được thông tin phản hồi từ khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty cổ phần du lịch và xuất nhập khẩu lạng sơn (Trang 31 - 32)