Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh doanhdịch vụ du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty cổ phần du lịch và xuất nhập khẩu lạng sơn (Trang 66 - 74)

2.3.2.1. Nhân tố khách quan

- Hội nhập thời kỳ toàn cầu hóa:

Du lịch là một lĩnh vực đa ngành và xu thế toàn cầu hóa hiện nay đã kéo theo các doanh nghiệp du lịch nói chung và Công ty CP Du lịch và XNK Lạng Sơn nói riêng khi tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch đòi hỏiphải tạo ra các sản phẩm du lịch ngày càng hoàn thiệnvà nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới chuẩn mực chung toàn cầu và mang đậm bản sắc địa phương của nó.

+ Chuẩn mực chung toàn cầu thể hiện qua cách thức phục vụ, tiêu chuẩn về nơi ăn, chốn ở cho du khách và quan trọng hơn hết là những nhóm người tham gia và hoạt động du lịch (bao gồm khách du lịch, các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương và các nhà quản lý du lịch) phải tôn trọng những giá trị có tính chất quy ước toàn cầu mà trong đó, thái độ đối với văn hóa và môi trường sinh thái là quan trọng nhất.

+ Bản sắc địa phương sản phẩm du lịch thể hiện qua sự kết tinh văn hóa trong sản phẩm du lịch.Đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh du lịchkhi thiết kế sản phẩm du lịch phải sáng tạo, nhắm đến các giá trị văn hóa độc đáo, nổi bật sự khác biệt của vùng miền văn hóa sản phẩm đó.

- Nhân tố quản lý nhà nước:

Nhà nước và chính quyền địa phương có ảnh hưởng lớn đến hoạt động phát triển kinh doanh của doanh nghiệp khi đưa ra các chính sách, chiến lược để quản lý và phát triển du lịch. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp, các bên liên quan thực hiệnnhững hoạt động phát triển du lịch theo đúng định hướng như phát triển du lịch bền vững, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, đa dạng hóa hệ thống sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước, địa phương...

- Đặc điểm địa lý và tài nguyên du lịch tại Lạng Sơn:

Lạng Sơn là một trong những tỉnh vùng núi phía Đông Bắc của Tổ quốc, được biết đến như là một địa danh với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Chùa -

Động Tam Thanh, khu du lịch Mẫu Sơn, chợ Kỳ Lừa, Ải Chi Lăng…Lạng Sơn cũng sở hữu văn hóa truyền thống đặc sắc, là nơi giao lưu văn hóa của các dân tộc thiểu số và các tỉnh lân cận. Ẩm thực Lạng Sơn nổi tiếng với các món ăn đặc trưng như Bánh cuốn nóng, phở chua, khau nhục, vịt quay, thịt lợn quay…

Lạng Sơn là một tỉnh có vị trí thuận lợi không chỉ cho phát triển các hoạt động du lịchmà còn các hoạt động kinh tế chính trị, văn hóa xã hội khác. Lợi thế đó có được từ vị trí địa lý gồm có đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học - công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước khác…

Công ty CP Du lịch và XNK Lạng Sơn sở hữu chuỗi chi nhánh cung ứng dịch vụ lưu trú, khách sạn, nhà hàng… tập trung hầu hết tại Lạng Sơn nên công ty tận dụng tiềm năng du lịch của tỉnh để khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch mang bản sắc địa phương, cũngnhư thiết kế tour du lịch liên kết với các đại lý du lịch khác để thu hút du khách đến với Lạng Sơn.

Ngoài ra Lạng Sơn với đặc điểmlà một tỉnh biên giới, giáp biên với Trung Quốc. Nên công ty có lợi thế trong việc tự thiết kế tổ chức hoặc liên kết làm đại lý đưa các tour du lịch đưa người đi Trung Quốc cũng như đón các đoàn khách từ Trung Quốc về Việt Nam.

- Đặc điểm tâm lý khách du lịch

Du khách đến từ những vùng miền khác nhau có đặc điểm tâm lý về sở thích, nhu cầu du lịch khác nhau.Do đó, yếu tố này ảnh hưởng lớn đến định hình nguồn khách của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch.

Công ty CP Du lịch và XNK Lạng Sơncó đặc điểm nguồn khách du lịch chịu ảnh hưởng từ các nhóm: du khách nội địa ( gồm khách 3 miền Bắc - Trung - Nam) và du khách quốc tế (khách Trung Quốc và khách Đông Nam Á).

*Tâm lý nhóm du khách nội địa:

+ Khách du lịch miền Bắc:

Bên cạnh các ngày lễ Tết, khách du lịch miền Bắc thường đi du lịch chủ yếu vào các dịp hè và các dịp lễ đặc biệt (như 30/4, 1/5, 2/9…). Họ dùng những chuyến du lịch để gắn kết tình cảm, vì vậy họ thường lựa chọn những chuyến du lịch có thể đi cùng với người thân và bạn bè. Du khách miền Bắc thường có thiên hướng đi với gia đình nhiều hơn người các miền khác, và họ thường chọn loại hình du lịch nghỉ dưỡng hơn là du lịch tham quan. Họ cũng là những người thường có thói quen tự tổ chức tour riêng khi họ đi du lịch hơn là phải thông qua các công ty du lịch.

Người Bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, hay suy nghĩ sâu xa, người miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được nên rất khó nắm bắt được suy nghĩ của họ, gặp vấn đề gì không hài lòng họ thường không nói thẳng mà tỏ thái độ rất khó chịu.Người Bắc khi vào thì phong nhã còn ra ngoài thì hào hoa, tức là lúc nào ăn mặc, đầu tóc cũng phải nghiêm túc, tề chỉnh, nhất là các món ăn phải nấu cầu kỳ, phải theo đúng gia vị của nó “ăn Bắc mặc Nam”, cho nên từ đó có lẽ người hay phàn nàn về món ăn nhất là người Bắc và phần lớn người miền này thích ăn mặn.

Người miền Bắc rất chăm lo về chất lượng cuộc sống thể hiện qua cách ăn mặc, đi đứng, xe cộ nên khi chọn phương tiên du lịch họ cũng đòi hỏi nhiều.

+ Khách du lịch miền Trung:

Họ thường đi du lịch chủ yếu vào các dịp hè và các dịp lễ đặc biệt. Giống như người miền Bắc thì đa số người miền Trung đều cho rằng họ sẽ đi du lịch vào các dịp lễ lớn và những ngày nghỉ dài (như 30/4, 1/5 và 2/9), nhưng họ ít khi đi với người thân như người miền Bắc.Họ cũng có thói quen tổ chức tour riêng cho mình thay vì mua tour có sẵn.

Người miền Trung tính tình phóng khoáng, bộc trực, thẳng thẳng, nóng nảy, nhưng rất mau nguội lạnh. Khi họ không hài lòng về vấn đề gì thường nói ngay và đôi khi nói những câu rất khó nghe, nhưng lại dễ dàng bỏ qua và không nhắc tới nữa.

Người miền Trung do khí hậu khắc nghiệt nên giỏi tính toán, xoay xở, chi li trong cuộc sống nên rất ít đi du lịch, nếu đi họ thường lựa chọn đi đâu để thật có giá trị, có ý nghĩa.

+ Khách du lịch miền Nam:

Đặc điểm tâm lý du khách miền Nam không mang nặng truyền thống, nên con người Nam Bộ thường mạnh bạo, năng động và phóng khoáng. Trong ứng xử, họ cởi mở, chan hoà, dễ kết thân, dễ hoà vào với cộng đồng mới lạ, không thể hiện sĩ diện nhiều, không đặt nặng vấn đề môn đăng hậu đối.

Người miền Nam thường muốn tự tổ chức cho chuyến đi của mình và đặc biệt là khi đi du lịch với bạn bè.Họ thích nghi nhanh với công nghệ và cái mới nên nhiều người đã biết đến và có thói quen sử dụng các dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến.

Trong số các yếu tố được đề cập đến, thì giá vẫn là yếu tố quan trọng nhất khi khách hàng lựa chọn dịch vụ và khách sạn. Các yếu tố khác lần lượt người miền Nam chọn lựa là: địa điểm, lời khuyên từ người quen, và cuối cùng là thông tin trên Internet.

Vì điều kiện thiên nhiên khá thuận lợi và một vài yếu tố khác nên họ thường bao dung, dễ bỏ qua các sai lầm của hướng dẫn viên hay những người thực hiện chương trình.Trong chuyến du lịch nếu có sự thay đổi bất đắc dĩ, họ cũng có thể dễ dàng chấp nhận được.

Đối với người miền Nam thì họ thường thích ăn các món ăn ngọt.

*Tâm lý nhóm du khách quốc tế:

+ Khách du lịch Trung Quốc:

Thị trường khách quốc tế chủ yếu của Công ty CP Du lịch và XNK Lạng Sơn chủ yếu là khách Trung Quốc. Khách du lịch Trung Quốc nhìn chung đến Việt Nam với mục đích chủ yếu là thương mại, thăm thân, một số ít là đi tham quan nghỉ mát. Theo truyền thống, họ thường đi theo nhóm, theo các chương trình du lịch trọn gói của các công ty du lịch Trung Quốc. Đối với các thương nhân Trung Quốc, họ thường đi nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm chọn bạn hàng buôn bán và đối tác đầu tư nên thường chọn các chương trình du lịch kết hợp kinh doanh khoảng từ 7- 15

ngày đi cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Đối với những khách đi đúng với ý nghĩa tham quan nghỉ mát thì thông thường họ chỉ chọn du lịch ngắn ngày, khoảng từ 2- 3 ngày.

Đối với khách du lịch Trung Quốc, việc đi du lịch cũng là một cơ hội để mua sắm. Họ thường mua những loại hàng hoá không có hoặc rẻ hơn ở trong nước mình. Họ thường không mua đồ gốm, sứ vì cho rằng đồ gốm, sứ ở nước mình tốt hơn ở những nước khác.

Khách đoàn người Trung Quốc không quá cầu kỳ trong việc chọn lựa nơi lưu trú khi đi du lịch. Họ thường không cần ở các khách sạn cao cấp như khách sạn 4 hoặc 5 sao. Họ chủ yếu nghỉ tại các khách sạn từ 1 đến 3 sao.

Khẩu vị và cách ăn uống của người Trung Quốc rất đa dạng, phong phú, cũng giống như văn hoá, nó ảnh hưởng đến các nước trong khu vực. Họ rất thích ăn theo kiểu của mình và ăn tại các nhà hàng phục vụ món Trung Quốc. Người Trung Quốc rất thích ăn cháo, kiêng không ăn những thức ăn có đặc tính hung dữ như hổ, báo. Những thức ăn họ thường ăn trong các nhà hàng là: nem, gà, vịt, ngan, lợn, cá, tôm, cua, ốc, bào ngư, cơm- cháo- mỳ- bún, chè…Người Trung Quốc rất thích ăn rau, đặc biệt là những món rau xào với lượng dầu mỡ cao. Trong thực đơn của mình, khách du lịch Trung Quốc lựa chọn thường xuyên là món xào.

+ Khách du lịch Đông Nam Á:

Bên cạnh du khách nước ngoài chính là người Trung Quốc thì nguồn khách quốc tế khác của Công ty là các du khách đến từ các nước Đông Nam Á.

Người Châu Á nói chung và người Đông Nam Á nói riêng rất tôn trọng tự nhiên, luôn có sự hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Tính cộng đồng và lối sống trọng tình, dễ cảm thông và chia sẻ với nhau trong quan hệ, ứng xử. Họ đề cao yếu tố truyền thống gia đình, bản sắc dân tộc và lối ăn mặc, giao tiếp gắn bó chặt chẽ với phong tục dân tộc và tôn giáo của họ.

Phần lớn người dân Đông Nam Á theo Nho giáo, Khổng giáo và Phật giáo. Trong đó, Phật giáo chiếm ưu thế. Vì thế, các đình, chùa, miếu, những nơi linh thiêng giúp họ thỏa mãn nhu cầu nghi lễ tôn giáo.

Họ thường di du lịch cùng cả gia đình hoặc người thân. Họ rất thích khám phá các môn thể thao truyền thống như đua ngựa, đấu vật, đấu bò… và các trò chơi

truyền thống của Việt Nam. Về ẩm thực theo lối tổng hợp, rau, thịt, nước canh và dùng cơm. Ăn theo mâm vào sử dụng bát đũa.

Do mức sống trong khu vực Đông Nam Á chưa cao nên khách du lịch rất tiết kiệm, thường đi cùng gia đình nhưng họ không yêu cầu quá cao nhưng vẫn cần phải phục vụ tốt nhất có thể.

- Đối thủ cạnh tranh:

Du lịch ngày càng trên đà phát triển mạnh mẽ, xu thế này dẫn đến cạnh tranh gay gắt khi ngày càng nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào ngành công nghiệp không khói này.

Công ty CP Du lịch và XNK Lạng Sơn có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực du lịch, kinh doanh lữ hành, khách sạn, nhà hàng có nhiều kinh nghiệm cũng như nhiều đầu mối liên kết trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Tuy nhiên đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty đặc biệt là khối nhà hàng, khách sạn là sự tham gia của các ông lớn đang mở rộng xâm nhập đến các thị trường địa phương. Tại Lạng Sơn, các tập đoàn lớn như Vinpearl (tập đoàn Vingroup), Sungroup, Mường Thanh… đã và đang tiếp tục đầu tư rất lớn vào phát triển khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng tại địa bàn.

- Các doanh nghiệp liên kết trong chuỗi cung ứng dịch vụ:

Công ty CP Du lịch và XNK Lạng Sơn có nhiều lợi thế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vì sở hữu chuỗi nhà hàng, khách sạn tại địa bàn. Nhưng khi cung cấp các dịch vụ du lịch cho khách hàng có nhu cầu điểm đến bên ngoài đòi hỏi phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động liên minh, liên kết. Quy mô chuỗi cung ứng có đủ rộng, phong phú hay không ảnh hưởng rất lớn đến hình thành sản phẩm du lịch cũng như chất lượng dịch vụ, sản phẩm của công ty khi cung cấp đến khách hàng.

Đặc điểm của du lịch mang tính tổng hợp, nên các hoạt động liên minh, liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nhà lữ hành, đại lý du lịch… là tất yếu. Nhưng cũng vì vậy mà các yếu tố về giá cả dịch vụ, chi phí phát sinh cũng khác nhau trong từng thời kỳ do phụ thuộc vào tình hình nội tại các mắt xích có liên kết. Nhất là đối với các tour mới, sản phẩm mới giá thường cao và ít ưu đãi do đòi hỏi phát triển niềm tin ban đầu từ các phía liên kết với nhau.

- Yếu tố Trung Quốc:

Trung Quốc là thị trường quốc tế đem lạinguồn khách lớn cho công ty. Các biến động kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội tạiTrung Quốc đều có ảnh hưởng đến hành vidu lịch từ thị trường này. Ví dụ nhưkhi sự kiện giàn khoan HD-981 năm 2014 gây xung đột giữa Việt Nam - Trung Quốc dẫn đến khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam giảm rõ rệt cũng như du khách Việt Nam tẩy chay và hủy các tour đi sang Trung Quốc gây ảnh hưởng nặng nề lên nền du lịch nước nhà, nhất là các công ty du lịch có chuỗi liên kết với đơn vị Trung Quốc.

Trong thời gian tới, chiến tranh Mỹ-Trung đã và đang sẽ còn ảnh hưởng sâu hơn đến nền kinh tế Trung Quốc do đó sẽ tác động không nhỏlên thu nhập và tâm lý người dân Trung Quốc trong việc ra quyết định các hoạt động du lịch.

Một số bất cập khác của Việt Nam trên thị trường này như việc không có văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại Trung Quốc gây khó khắn trong việc đưa thông tin chính thống thường xuyên của Việt Nam cập nhật đến với công chúng và doanh nghiệp du lịch Trung Quốc. Hay như chính sách Visa: Việt Nam áp dụng visa lấy tại cửa khẩu nhưng phải duyệt nhân sự từ trước. Nếu trường hợp Cục Xuất nhập cảnh nghỉ không duyệt công văn gấp vào thứ 7, chủ nhật sẽ ảnh hưởng đến việc nhập cảnh của khách.

Ngoài ra, nhóm du khách từ phía Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay hơn 70% nhóm này sử dụng phương tiện vận chuyển qua đường máy bay và tỉ trọng này ngày càng tăng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch quốc tế Trung Quốc - Việt Nam qua đường bộ của công ty.

- Du lịch trực tuyến:

Thời kỳ công nghệ số bùng nổ tạo ra một xu thế mới khi Du lịch trực tuyến đang dần trở nên phổ biến và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh du lịch. Du lịch trực tuyến tạo ra sự tiện lợi nhanh chóng từ tìm phòng nghỉ, lên lịch trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty cổ phần du lịch và xuất nhập khẩu lạng sơn (Trang 66 - 74)