Phân tích môi trường vĩ mô và vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch tại công ty TNHH VNTRIP OTA (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH

2.2 Phân tích môi trường vĩ mô và vi mô

2.2.1 Môi trường vĩ mô

a/ Kinh tế

Bức tranh kinh tế vĩ mô năm 2018 tiếp tục ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực: tăng trưởng GDP ở mức cao kỷ lục (7,08%); lạm phát được kiểm soát trong ngưỡng mục tiêu (3,54%) trong bối cảnh CSTT có xu hướng thắt chặt dần (tín dụng tăng ~14%); tỷ giá hối đoái được giữ vững (USD/VND tăng ~2,8%); và cán cân ngân sách ghi nhận thặng dư sau nhiều năm thâm hụt.

Kinh tế Việt Nam năm 2019 nhìn chung vẫn tương đối tích cực như môi trường kinh doanh được cải thiện, tình hình chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, trong khi lạm phát được duy trì ở mức ổn định so với các nền kinh tế mới nổi khác, qua đó thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ…

Đối với riêng ngành Du lịch, thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam tổng thu từ ngành du lịch năm 2018 đạt xấp xỉ 620 nghìn tỷ đồng đạt tốc độ tăng trưởng 21.4% so với năm 2017 ( tổng thu 510,90 nghìn tỷ đồng ) và đóng góp hơn 10% GDP.

b/ Văn hoá

Việt Nam là đất nước có nhiều truyền thống văn hoá lâu đời, là nền tảng để ngành du lịch phát triển. Với 54 dân tộc anh em là 54 nét văn hoá riêng biệt mang lại nhiều giá trị về khai thác du lịch. Du lịch chính là một trong những cách mở rộng không gian văn hoá của con người.

30

Con người ở những nền văn hoá khác nhau có nhu cầu di chuyển để tìm kiếm, trao dồi, học hỏi những điều mới lạ và làm giàu vốn kiến thức của chính mình.

Các trung tâm du lịch văn hoá nổi tiếng của Việt Nam như: Hà Nội, Huế, Hội An, Đà Nẵng, Phú Quốc vv luôn là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.

c/ Chính trị - Pháp luật

Có thể nói không một ngành kinh tế nào có thể nhạy cảm với tình hình chính trị - pháp luật như ngành du lịch bởi vì trước hết địa điểm du lịch phải là nơi an toàn để nghỉ ngơi, thư giãn. Chính vì vậy chỉ cần một sự bất ổn nhỏ về chính trị cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành Du lịch.

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và khuyến khích các hoạt động phát triển du lịch, điều này được thể hiện rõ qua Nghị quyết 92/NQ-CP, ngày 8/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới và Nghị quyết số 8/NQ-TW, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã được tiếp thu và thể chế hoá trong Luật Du lịch sửa đổi mà Quốc hội đã thông qua ngày 19/6/2017. Những yếu tố mới có độ cởi mở cao được hướng dẫn triển khai đồng bộ với sự cam kết mạnh mẽ của chính quyền từ trung ương đến địa phương, doanh nghiệp và người dân sẽ khơi dậy tiềm lực, tạo đà kích thích du lịch phát triển bứt phá trong giai đoạn tới.

d/ Dân số - xã hội

Nước ta là nước có dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm ưu thế do đó nguồn nhân lực cung cấp ra thị trường rất lớn, có khả năng đáp ứng các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn xã hội và ngành du lịch cũng không ngoại lệ.

Ngành Du lịch mang đến việc làm cho rất nhiều người lao động, do du lịch là ngành dịch vụ nên đòi hỏi chất lượng lao động rất cao, nhất là yếu tố liên quan đến thái độ, tác phong làm việc.

e/ Công nghệ

Cuộc cách mạng 4.0 sẽ tác động đến tất cả các doanh nghiệp du lịch lữ hành, thay đổi cách quản lý dữ liệu, báo cáo, truyền thông tin bằng các công cụ trực tuyến

31

và số hóa. Ngoài ra, công nghệ còn giúp các doanh nghiệp trong việc marketing, phản hồi ý kiến của khách hoặc có các phương pháp thanh toán trực tuyến...

Cuộc cách mạng 4.0 đang mở ra nhiều cơ hội, đặc biệt là các nước đang phát triển nâng cao năng suất và rút ngắn khoảng cách. Sự kết nối giữa mọi người, mọi tổ chức không còn khoảng cách, thời gian diễn ra sự kiện đồng thời. Hợp tác phát triển sẽ góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Nguồn khách nối Tour tăng thêm sức hấp dẫn của du lịch khu vực và khả năng kết nối du khách.

Gia tăng nhu cầu đi lại, việc làm và kết hợp du lịch, gia tăng dòng khách quốc tế và tăng cường mật độ, quy mô loại hình du lịch - kinh doanh, du lịch - hội họp. Du lịch thêm điều kiện thuận lợi phát triển và du khách quốc tế làm thủ tục thuận lợi, nhanh và rẻ hơn.

Yêu cầu phát triển du lịch theo tiêu chuẩn toàn cầu: cung cách phục vụ, phòng ốc, thức ăn, tôn trọng những giá trị chung, thái độ với văn hóa và môi trường sinh thái. Xác lập giá trị và chuẩn mực chung đi liền với việc khẳng định và bảo vệ giá trị đặc thù của nền văn hóa. Tư duy toàn cầu về việc tôn trọng, giữ gìn, bảo vệ giá trị đặc thù...

2.2.2 Môi trường vi mô

a/ Doanh nghiệp

- Nguồn nhân lực: VNTRIP có nguồn nhân lực với hơn 300 nhân viên được đào tạo có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Các nhân viên đều làm việc với tinh thần “tất cả vì lợi ích khách hàng”.

- Tài chính: VNTRIP là một trong những Start – up về du lịch nhận được nhiều đầu tư nhất từ các Quỹ đầu tư nước ngoài, do đó doanh nghiệp luôn có dòng tài chính đảm bảo để phát triển doanh nghiệp.

- Cơ sở vật chất: VNTRIP đầu tư 02 hệ thống văn phòng riêng biệt với diện tích trên 500m2, trang bị đầy đủ thiết bị làm việc cũng như giải trí thư giãn cho cán bộ công nhân viên.

- Hệ thống quy trình: Tổ chức hệ thống, quản lý quy trình chặt chẽ, logic. b/ Nhà cung cấp

32

- Trên 40% khách sạn trong hệ thống khách sạn trực tuyến của VNTRIP có hợp đồng OTA (Online Travel Agency), các khách sạn đã được thẩm định chất lượng trước khi đưa lên hệ thống khách sạn

- Những khách sạn có phản hồi tiêu cực sẽ bị xoá khỏi danh mục khách sạn và không được xuất hiện trên website của công ty.

- Đối với vé máy bay: VNTRIP hiện là đại lý cấp 2 của các đại lý cấp 1 như Bluesky, FC Vietnam. Doanh nghiệp dùng nhiều nhà cung cấp về vé để đạt được mục tiêu tài chính (công nợ với nhiều nhà cung cấp cùng lúc) và có được chiết khấu tốt nhất từ các đại lý.

c/ Khách hàng

- Khách hàng lẻ: lượng tài khoản khách hàng lẻ đã lên đến con số hàng triệu, trong đó các khách hàng sử dụng dịch vụ từ 03 lần trở lên chiếm hơn 20%. Khách hàng của VNTRIP chủ yếu là những người trẻ và có thu nhập ổn định. - KHDN: số lượng khách hàng chưa nhiều, VNTRIP cần phát triển và mở rộng

thêm nhiều KHDN. d/ Đối thủ cạnh tranh

- Với thị trường du lịch trực tuyến, các đối thủ trong và ngoài nước của VNTRIP có thể kể đến như: Booking.com, Agoda, Ivivu, Traveloka, Chudu24 vv . Các đối thủ này có đặt điểm: đã hoạt động trước VNTRIP trong thời gian dài, có nhiều kinh nghiệm và vốn đầu tư. Tuy nhiên VNTRIP có dịch vụ 24/7 và xuất hoá đơn tài chính, với 02 lợi thế này hoàn toàn có thể cạnh tranh cùng các ông lớn trên. Lí do vì các trang nước ngoài thì không thể xuất hoá đơn tài chính cho khách hàng do không có đăng kí pháp nhân tại Việt Nam còn đối với các doanh nghiệp trong nước thì VNTRIP là đơn vị duy nhất phục vụ khách hàng 24/7 tất cả các ngày trong năm.

- Với thị trường KHDN: đi vào thị trường ngách, hiện gói sản phẩm cho KHDN hiện đang có ít đối thủ cạnh tranh và các đối thủ cũng không quảng cáo rầm rộ.

33

2.3 Thực trạng chất lượng dịch vụ du lịch tại VNTRIP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch tại công ty TNHH VNTRIP OTA (Trang 41 - 45)