CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH
3.1 Xu hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam
3.1.1 Xu hướng phát triển ngành
Du lịch là ngành có nhiều tiềm năng phát triển của nước ta. Hàng năm ngành du lịch đóng góp rất nhiều vào GDP Việt Nam. Trong năm 2017, Việt Nam đứng thứ 6/10 điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất thế giới theo bình chọn của Tổ chức Du lịch Thế giới.
Dưới đây là bảng mô tả doanh thu trong thời gian từ năm 2000 đến 2018: Bảng 3.1 Tổng thu ngành du lịch giai đoạn 2000 – 2018
Năm Tổng thu từ khách du lịch (nghìn tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%)
2000 17,40 2001 20,50 17,8 2002 23,00 12,2 2003 22,00 -4,3 2004 26,00 18,2 2005 30,00 15,4 2006 51,00 70,0 2007 56,00 9,8 2008 60,00 7,1 2009 68,00 13,3 2010 96,00 41,2 2011 130,00 35,4 2012 160,00 23,1 2013 200,00 25,0 2014 230,00 15,0 2015 337,83 46,9 2016 400,00 18,4 2017 510,90 27,5 2018 620,00 21,4
59
Trong thời gian tới, những xu hướng về phát triển ngành du lịch Bộ Văn hoá – Thể thao & Du lịch đề cập đến đó là:
Du lịch là để cho truyền thông xã hội
- Truyền thông xã hội đang đóng vai trò quan trọng hơn trong các lựa chọn kỳ nghỉ - đặc biệt là đối với giới trẻ.
- Có tới 40% số những công dân toàn cầu từ 18-33 tuổi cân nhắc đến truyền thông xã hội khi lựa chọn nơi đi nghỉ.
- Xu hướng về động lực du lịch toàn cầu cho thấy mọi người đang tìm kiếm các điểm đến chưa được bạn bè, gia đình của họ khám phá và điều này đặc biệt là động lực cho khách du lịch trẻ tuổi.
- Những người trẻ tuổi có thể muốn chia sẻ kinh nghiệm du lịch của họ như là một phần của văn hóa truyền thông xã hội với đặc trưng "đi khoe" - một yếu tố cũng khiến các điểm đến chưa được khám phá trở thành một lựa chọn hoàn hảo. Đây không phải là điều chỉ được thực hiện bởi những người trẻ tuổi nhưng chắc chắn là một động lực cho du khách trong độ tuổi 18-30 tuổi.
Du lịch mạo hiểm
- Các chuyến đi năng động và mạo hiểm đang gia tăng ở tất cả nhóm tuổi, trải nghiệm các hoạt động như đi bộ đường dài, leo núi và những môn thể thao mạo hiểm dưới nước.
Du lịch sinh thái
- Du khách muốn trao lại điều gì đó cho cộng đồng mà họ đang đến thăm - thông qua du lịch sinh thái hoặc tình nguyện. Và người ta cho rằng du lịch có trách nhiệm và bền vững sẽ thực sự được đưa vào các kỳ nghỉ của du khách.
Du lịch ẩm thực
- Các kì nghỉ có hoạt động khám phá những hương vị ẩm thực địa phương đang ngày càng phổ biến và không có dấu hiệu bị chậm lại. Du khách muốn có một trải nghiệm thực phẩm đích thực từ khu vực địa phương nơi họ đến.
- Khách du lịch 18-33 tuổi cũng bị ảnh hưởng bởi cơ hội đăng hình ảnh về đồ ăn của họ trên Instagram, Facebook - và cơ hội để làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến.
60
Du lịch thời số hoá - Chú trọng đến trải nghiệm trên di động
- Công nghệ dự kiến sẽ tiếp tục thay đổi cách mọi người đặt trước các kì nghỉ. Một nghiên cứu của Google đã nhận thấy 44% số người mong đợi sử dụng nhiều thiết bị khi lập kế hoạch cho kỳ nghỉ hè và mọi người sử dụng thiết bị di động nhiều hơn máy tính để bàn trong việc tìm kiếm các kì nghỉ gia đình, du lịch sang trọng, đi du lịch đôi hay tuần trăng mật.
- Sự phổ biến của các thiết bị di động đã dấy lên loạt hành vi mới của khách hàng - được gọi là "những khoảnh khắc nhỏ" - đề cập đến thời điểm mọi người chuyển sang thiết bị thông minh cá nhân khi họ muốn tìm hiểu, làm, xem, khám phá hoặc mua thứ gì đó. Những khoảnh khắc đó thể hiện nhiều ý tưởng phong phú và cung cấp cho mọi người những kết quả ngay lập tức tại thời điểm họ tìm kiếm.
- Các doanh nghiệp nhỏ trong ngành du lịch có thể tận dụng những khoảnh khắc nhỏ đó để tiếp cận nhiều hơn với du khách và sẽ khuyến khích nhiều khách du lịch hơn đặt dịch vụ với họ.
- Có nhiều chiến thuật và kỹ thuật tiếp thị tìm kiếm kỹ thuật số có thể được sử dụng để đạt được hiển thị thương hiệu tối đa qua các khoảnh khắc nhỏ đó như quảng cáo được định vị địa lý, quảng cáo trên Facebook, tìm kiếm bằng giọng nói được bản địa hóa và các công cụ tìm kiếm giàu nội dung.
Du lịch tự túc phát triển
- Xu hướng chọn tour du lịch tự thiết kế, đặt chỗ qua mạng, tự lựa chọn dịch vụ không đi theo tour trọn gói.
- Để hỗ trợ thúc đấy xu hướng này, các DN cần nâng cao năng lực tiếp thị bằng các công cụ cập nhật theo đời sống hiện đại như mạng xã hội và các kênh thương mại điện tử trực tuyến.
Hợp tác với các bloggers và những người có ảnh hưởng - Key opinion leaders (KOLs)
- Làm việc với những người có ảnh hưởng có thể giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên và cơ bản. Tuy nhiên, quan hệ đối tác với blogger và người có ảnh hưởng phải dựa trên các giá trị thật mà họ chia sẻ. Mặc
61
dù người tiêu dùng mua hàng dựa trên các khuyến nghị từ những người có ảnh hưởng nhưng họ có thể dễ dàng phát hiện khi các bài đăng không phản ánh thực tế. Và các bài đăng như vậy có thể gây hại nhiều hơn là mang lại danh tiếng cho thương hiệu.
3.1.2 Cơ hội và thách thức với ngành du lịch nước ta 3.1.2.1 Cơ hội 3.1.2.1 Cơ hội
Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và cộng nghệ vào Việt Nam nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Các nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trong đó dòng đầu tư FDI và ODA cho phát triển du lịch ngày một tăng.
Châu Á-Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch. Hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường về chiều sâu. Hiệp hội du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA) hoạt động ngày càng có tiêu điểm hơn. Việt Nam đang trở quốc gia, điểm đến, thị trường mới nổi với những lợi thế nhất định trong hợp tác song phương và đa phương. Các dòng di chuyển vốn đầu tư và luồng khách du lịch đang có xu hướng dịch chuyển mạnh tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong đó Việt Nam được hình tượng như “ngôi sao” đang lên.
Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng có hiệu qua và có sức lan tỏa vô cùng nhanh và rộng. Kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động du lịch. Việt Nam có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong phát triển du lịch. Đặc biệt với ngách thị trường du lịch trực tuyến đang là mảnh đất mầu mỡ của nhiều nhà đầu tư. Cùng với sự bùng nổ của công nghệ 4.0 và các phương thức thanh toán mới ra đời, du lịch trực tuyến là một trong những cơ hội để phát triển ngành du lịch nước ta lên tầm cao mới. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) nhận định cuộc cách mạng công nghệ và mạng xã hội là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch trong những năm gần
62
đây. Sự gia tăng mạnh của tầng lớp khách lẻ (free and independent traveler –FIT) sử dụng dịch vụ của các đại lý du lịch trực tuyến (online travel agents – OTAs) đã thay đổi đáng kể thị trường du lịch. Tại khu vực Đông Nam Á, Google dự đoán quy mô của du lịch trực tuyến sẽ tăng mạnh từ 22 tỷ USD năm 2015 lên 90 tỷ USD vào năm 2025.
Du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng; du lịch nội khối chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xoá đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ hội to lớn về xu thế thời đại mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch mới, đa dạng tận dụng lợi thế về tài nguyên du lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển, đặc biệt xu hướng du lịch cộng đồng đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng nghèo và quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Việt Nam về vị trí địa lý gần với thị trường khổng lồ Trung Quốc và các nước Đông bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) với trên 1,5 tỷ người tiêu dùng du lịch có thu nhập cao và đang tăng mạnh. Cơ hội thu hút một phần thị trường khách du lịch đến từ các quốc gia này mở ra cho Du lịch Việt Nam một chân trời rộng lớn.
3.1.2.2 Thách thức
Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với Du lịch Việt Nam là ngành còn non trẻ và còn nhiều điểm yếu. Cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philiphines, Cămphuchia đang trở lên quyết liệt hơn với quy mô và tính chất mới do có yếu tố công nghệ mới và toàn cầu hóa. Sự cạnh tranh này cả về dòng vốn đầu tư và thu hút khách, cả về chất lượng và hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia. Những yếu tố cạnh tranh quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải đầu tư nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm du lịch với lợi thế quốc gia và sự độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam nếu không sẽ thua thiệt trong cạnh tranh toàn cầu.
63
Biến đổi khí hậu đang có tác động mạnh mẽ hơn so với dự báo. Du lịch Việt Nam với thế mạnh tập trung vào biển đảo sẽ đứng trước thách thức vô cùng lớn và khó lường trước ảnh hưởng của triều cường, mực nước biển dâng ở các vùng duyên hải, vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Những dị thường của khí hậu tác động trực tiếp gây khó khăn, trở ngại tới hoạt động du lịch. Trên bình diện thế giới, Việt Nam được xác định là 1 trong các quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu bởi mực nước biển dâng. Ngoài ra ô nhiễm môi trường cục bộ đang trở thành mối đe dọa đối với điểm đến du lịch nếu chậm có giải pháp kiểm soát thích đáng.
Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhật thức và chuyên môn kỹ thuật. Du lịch Việt Nam nếu không nắm bắt kịp xu hướng này sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, mất thị phần và hiệu quả thấp. Sự quay lưng của du khách với điểm đến sẽ là thảm họa.