Giáo dục đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch tại công ty TNHH VNTRIP OTA (Trang 81 - 82)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH

3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ du lịch tại Công ty

3.3.2.2 Giáo dục đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp được hiểu là các chuẩn mực về đạo đức kinh doanh, hành vi ứng xử như: tính trung thực, sự cẩn trọng, chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật, quy định... được duy trì thực hiện và đề cao đối với toàn thể cán bộ nhân viên của doanh nghiệp.

Tất cả cán bộ và nhân viên làm việc và phục vụ khách hàng với đầy đủ năng lực, sự tận tâm, công bằng, minh bạch. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn và những lợi thế khác có được từ vị trí công tác để mưu lợi cho cá nhân và những người liên quan. Tuyệt đối bảo mật mọi thông tin của khách hàng, của doanh nghiệp và kể cả đối tác. Không truyền bá trực tiếp hay gián tiếp những thông tin sai lệch, mang tính đồn thổi gây ảnh hưởng đến khách hàng, đối tác hay các thành viên khác trên thị trường du lịch. Không thực hiện các nghiệp vụ mà công ty chưa có quy định hoặc không cho phép.

Ngoài ra những yêu cầu cụ thể về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người lao động trong quá trình phục vụ khách hàng còn thể hiện ở:

- Diện mạo và phong cách chuyên nghiệp. - Giọng nói và từ ngữ sử dụng lịch thiệp, hấp dẫn

70

- Thần kinh vững vàng, khả năng tự chủ. - Có lòng tự tin.

- Sự nhiệt tình trong công việc. - Có tính kiên trì.

- Đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.

- Khả năng biết lắng nghe, không tranh cãi, cắt ngang lời khách. - Thật thà trung thực

- Khả năng trình bày, dàn chuyện, thuyết phục khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch tại công ty TNHH VNTRIP OTA (Trang 81 - 82)