Đối với nền kinh tế của một quốc gia, cán cân thương mại có tác động đáng kể đến GDP của quốc gia đó. Trước hết, số dư xuất khẩu ròng sẽ bổ sung vào tổng cầu của nền kinh tế thông qua phương trình (Trường đại học kinh tế quốc dân, 2010 theo Mankiw,2003) sau:
GDP = C+I+G+NX Trong đó C là chi tiêu cho tiêu dùng
I là đầu tư ròng
G là chi tiêu của chính phủ NX là xuất khẩu ròng
Bên cạnh đó, trong nền kinh tế mở với hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu ròng cũng ảnh hưởng đến GDP của nền kinh tế thông qua phương trình của số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở (Trường đại học kinh tế quốc dân, 2010 theo Mankiw, 2003) như sau:
Trong đó m là số nhân chi tiêu
MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên, cho biết khi thu nhập tăng thêm 1 đơn vị thì tiêu dùng tăng thêm MPC đơn vị
T là thuế tự định
MPM là xu hướng nhập khẩu cận biên, cho biết lượng nhập khẩu tăng thêm khi thu nhập tăng thêm 1 đơn vị
Cán cân thương mại có thể khác biệt với chu kỳ phát triển kinh tế. Trong những quốc gia mà sự tăng trưởng kinh tế là do bởi xuất khẩu, ví dụ như dầu hỏa và hàng hóa sơ khai thì cán cân thương mại sẽ thặng dư hay thâm hụt dựa trên tốc độ phát triển kinh tế. Trong khi đó ở các quốc gia mà tăng trưởng kinh tế là dựa trên
các nguồn lực nội tại của quốc gia thì cán cân thương mại sẽ biến động dựa trên chu kỳ kinh tế của quốc gia đó. Ví dụ như khi quốc gia đang trong giai đoạn suy thoái kinh tế thì cán cân thương mại và ngược lại khi quốc gia đang ở giai đoạn kinh tế tăng trưởng thì cán cân thương mại sẽ thặng dư.
Trên thực tế, có nhiều các quốc gia phát triển có cán cân thương mại thặng dư như Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức... thì đồng thời lại có một số quốc gia có cán cân thương mại thâm hụt như Hoa Kỳ, Anh, Hồng Kông, Úc...
Từ thực tế trên, các chuyên gia kinh tế có cái nhìn khác nhau về tác động của thâm hụt cán cân thương mại lên nền kinh tế (Paul Roberts). Có ý kiến cho rằng việc thâm hụt thương mại lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến vấn đề nhân lực và từ đó làm giảm tổng sản phẩm quốc nội. Một số nhà kinh tế học khác thì lại cho rằng việc thâm hụt cán cân thương mại không có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của nền kinh tế dựa trên lý thuyết lợi ích tương đối. Theo đó, tiền tệ không ở nguyên một quốc gia nào mà di chuyển giữa các quốc gia thông qua quá trình mua bán. Người mua hàng ở một quốc gia xuất khẩu sẽ trực tiếp mua hàng từ nước nhập khẩu hoặc mua hàng qua một quốc gia trung gian. Và vì thế, thâm hụt thương mại hoàn toàn có thể được điều chỉnh bởi sự tự điều tiết của giá trị đồng tiền khi mà cầu tiền tăng thì giá trị đồng tiền của quốc gia đó tăng và khuyến khích nhập khẩu và ngược lại khi giá trị của đồng tiền giảm sẽ khuyến khích hàng hóa quốc gia đó xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc thâm hụt cán cân thương mại có thể đơn giản chỉ là người dân trong nước vẫn có cơ hội tiêu dùng sản phẩm với giá cả cạnh tranh. Ngược lại, thặng dư thương mại tức là người dân của quốc gia đó đang phải tiêu dùng hàng nhập khẩu đắt đỏ và quốc gia đó đang xuất khẩu sản phẩm mà người dân quốc gia đó không được tiêu thụ.