Bối cảnh kinh tế trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 87)

Việc tham gia các Hiệp ước thương mại với các nền kinh tế lớn khác được kỳ vọng giúp Việt Nam giảm lệ thuộc vào Trung Quốc

Hiện nay Việt Nam tham gia vào rất nhiều Hiệp ước thương mại quốc tế, trong số đó, CPTPP, FTA với EU, FTA với Hàn Quốc là những Hiệp ước có ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ nhất đến Việt Nam và được đánh giá là giúp Việt Nam giảm lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là thương mại hàng hóa với mục tiêu chính là giảm thuế và những rào cản hàng hóa dịch vụ. Khi Việt Nam tham gia vào các Hiệp ước thương mại quốc tế sẽ giúp gia tăng số lượng xuất khẩu đến các quốc gia đối tác. Khi tham gia CPTPP, với nguyên tắc phải nhập nguyên liệu từ các quốc gia thuộc CPTPP thay vì nhập từ Trung Quốc sẽ giảm nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc, thu hút đầu tư từ các quốc gia khác.

Theo phân tích của Dự án hỗ trợ chính sách thương mại về đầu tư của châu Âu (EU-Mutrap)chỉ ra rằng Hiệp định thương mại tự do với EU sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích. Trong đó, lợi ích lớn nhất bao gồm: đầu tư của EU vào ngành công nghiệp dịch vụ của Việt Nam sẽ tăng, Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu sang EU, nâng cao được trình độ kỹ thuật thông qua việc nhập khẩu hàng hóa chiến lược với mức giá thấp hơn. Bên cạnh đó, tự do hóa thương mại sẽ giúp tăng nguồn thu nhập quốc gia, đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa chiến lược của EU sẽ giúp nâng cao kỹ thuật của ngành công nghiệp và từ đó đẩy mạnh hiệu quả sản xuất và xuất khẩu. Điều này sẽ giúp Việt Nam có được những sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp hơn và có nhiều lựa chọn các nhà cung cấp hơn.Bên cạnh đó, Việt Nam cùng với các nước ASEAN cũng hình thành không gian kinh tế thống nhất khu vực và thị trường thống nhất, khu vực hải quan thống nhất AEC trong thời gian tới (40).

Tuy nhiên, việc hội nhập sâu vào nên kinh tế toàn cầu cũng có mặt trái của nó. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua còn cho thấy những mặt trái hay những thách thức do quá trình toàn cầu hóa đặt ra, nhất là trong kinh tế, mà mọi quốc gia đều phải đối mặt. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều từ cuộc khủng hoảng này, đánh dấu hai đặc điểm của của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc

tế: Hội nhập và thâm nhập sâu rộng hơn nhưng cũng sẽ cạnh tranh lẫn nhau khốc liệt hơn. Cụ thể là khuôn khổ WTO vẫn sẽ được duy trì nhưng chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều nhóm liên kết, nhiều khu vực hay hiệp định thương mại tự do đa phương khu vực và song phương giữa các quốc gia láng giềng và liên khu vực. Trong bối cảnh đó, việc đứng ngoài hay liên kết với quốc gia nào, khối nào nhằm vừa duy trì được độc lập chủ quyền dân tộc lại vừa có thể tạo được môi trường thuận lợi cho sự phát triển bền vững của đất nước luôn là một bài toán nan giải cho mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Năng lực cạnh tranh và môi trường cạnh tranh có dấu hiệu tích cực

Theo "Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018: Cải cách để tạo việc làm - Doing Business 2018” được WB công bố ngày 31/10, trong số 190 nền kinh tế được khảo sát, Việt Nam xếp hạng thứ 68, tăng 14 bậc so với xếp hạng (82/190) tại Báo cáo Môi trường kinh doanh 2017. 5 chỉ số được Ngân hàng Thế Giới đánh giá có tác động tích cực nhất đến môi trường kinh doanh chung ở Việt Nam gồm: Chỉ số Tiếp cận điện năng, Vay vốn, Nộp thuế, Giao thương quốc tế, và Thực thi hợp đồng.Tuy nhiên, bên cạnh đó có chỉ số Đánh giá xử lý giấy phép xây dựng, điểm số dù có tăng nhưng thấp nhất trong các chỉ số, chỉ đạt 0,14%

Áp lực cạnh tranh từ hàng hóa của Trung Quốc trong thời gian tới là rất lớn.Đối với thị trường xuất khẩu, Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc và các nước ASEAN. Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017- 2018 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Nhìn chung, các quốc gia Đông Nam Á đều có sự tiến bộ trong báo cáo năm nay, với những thứ hạng rất cao như Singapore (thứ 3), Malaysia (thứ 23), Thái Lan (thứ 32).Indonesia xếp hạng 36/137 quốc gia nhờ đạt được sự cải thiện ở 10/12 tiêu chí đánh giá chính, trong đó có sức khỏe, giáo dục và hạ tầng. Việt Nam nhảy lên hạng 55 (trên tổng số 137 nền kinh tế), tăng 5 bậc so với năm ngoái và 20 bậc so với cách đây 5 năm. Trung Quốc, nền kinh tế thứ 2 thế giới, dù tăng hạng nhưng vẫn nằm ở vị trí thứ 27. Việt Nam được đánh giá có những cải thiện đáng chú ý trong mức độ sẵn sàng về công nghệ, tính hiệu quả của thị trường lao động. Ngoài ra, giao thương là một yếu tố lớn khác giúp Việt

Nam tiến lên phía trước, khi đứng thứ 7 về tỉ lệ nhập khẩu so với GDP và thứ 11 về tỉ lệ xuất khẩu.

Dù đã có những bước tiến đáng kể trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tuy nhiên với việc tham gia và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh vẫn là một bài toán mà Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục giải quyết. Việc thu hút đầu tư đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thì điều quan trọng hơn là phải tập trung đầu tư cho các lĩnh vực hỗ trợ hoạt động kinh doanh như cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 87)