Theo qui mô xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 50)

Như vậy, cùng với sự gia tăng nhanh chóng của kim ngạch buôn bán hai chiều cũng như chênh lệch tốc độ tăng giữa xuất và nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc theo hướng bất lợi cho Việt Nam. Cán cân thương mại ngày càng chênh lệch và nghiêng về phía Trung Quốc.

Biểu đồ 2.5: Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2000-2017

Nguồn: Tổng cục thống kê và tác giả tự tổng hợp

Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001 đến nay, Việt Nam liên tục nhập siêu từ Trung Quốc với xu hướng tăng từ năm 2001 đến 2015 và có dấu hiệu giảm trong 2 năm 2016 và 2017. Cụ thể nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2001 là 0,66 tỷ USD (gấp hơn 3 lần so với khoảng 0,19 tỷ USD năm 2001). Năm 2005 con số này lên gần 2,7 tỷ USD (gấp 14 lần), năm 2010 đến 12,7 tỷ USD (gấp hơn 66 lần), năm 2014 lên 28,9 tỷ USD (gấp hơn 152 lần) và năm 2015 đạt mức kỷ lục 32,5 tỷ USD, năm hơn 12,1% so với năm 2014 và gấp hơn 170 lần năm 2001. Trong 2 năm 2016 và 2017, con số nhập siêu có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2016 nhập siêu từ Trung Quốc là hơn 28 tỷ USD, giảm 17% so với năm 2015 và năm 2017 là 22,77 tỷ USD, giảm 23% so với năm 2016. Tuy đã có dấu hiệu lạc quan hơn về tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc nhưng nhập siêu từ Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam với toàn thế giới. Xem xét tương quan giữa cán cân thương mại Việt Trung với cán cân thương mại

-35,000 -30,000 -25,000 -20,000 -15,000 -10,000 -5,000 - 5,000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

của Việt Nam với toàn thế giới, có thể thấy tỉ trọng nhập siêu của Việt Nam trong tổng nhập siêu chung của Việt Nam đã tăng đột biến từ 18% năm 2001 (0,19 tỷ USD so với 1,1 tỷ USD), lên 64% năm 2007 (9,06 tỷ USD so với 14,1 tỷ USD), 86% năm 2009 (11,04 tỷ USD so với 12,9 tỷ USD), hơn 100% năm 2010 (12,71 tỷ USD so với 12,6 tỷ USD) và 136% năm 2011 (13,47 tỷ USD so với 9,9 tỷ USD). Thậm chí vào năm 2012, 2013, 2014 khi cán cân thương mại chung của Việt Nam đã thặng dư dù ở mức thấp thì cán cân thương mại Việt Nam Trung Quốc vẫn thâm hụt khá nặng nề. Đặc biệt năm 2015 nhập siêu từ Trung Quốc gấp khoảng 9,6 lần so với mức nhập siêu chung. Trong năm 2016 và 2017, dù mức nhập siêu đã giảm trung bình 20% so với các năm trước, tuy nhiên đây là năm cán cân thương mại chung của Việt Nam đã có thặng dư.

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc từ 2000-2017

Năm

KNXNK Việt Trung (Triệu USD)

Tốc độ KNXNK với Trung Quốc

(%)

Tỷ trọng KN XNK với Trung Quốc trong

tổng KNXNK (%) XK NK CCTM XK NK XK NK 2000 1.534 1.423 111 10,59 9,10 2001 1.418 1.630 -212 -7,6 14,5 9,43 10,05 2002 1.495 2.158 -663 5,4 32,4 8,95 10,93 2003 1.747 3.120 -1.373 16,9 44,6 8,67 12,35 2004 2.736 4.457 -1.721 56,6 42,8 10,33 13,94 2005 2.960 5.770 -2.810 8,2 29,5 9,12 15,70 2006 3.030 7.390 -4.360 2,4 28,1 7,61 16,46 2007 3.357 12.502 -9.145 10,8 69,2 6,91 19,92 2008 4.850 15.974 -11.124 44,5 27,8 7,74 19,79 2009 5.403 15.411 -10.008 11,4 -3,5 9,46 22,03 2010 7.743 20.204 -12.461 43,3 31,1 10,72 23,81 2011 11.613 24.866 -13.253 50,0 23,1 11,98 23,29 2012 12.836 29.035 -16.199 10,5 16,8 11,21 25,52 2013 13.178 36.887 -23.709 2,7 27,0 9,98 27,94 2014 14.928 43.648 -28.719 13,3 18,3 9,94 29,52 2015 16.568 49.458 -32.890 11,0 13,3 10,23 29,83 2016 21.960 50.019 -28.059 32,5 1,1 12,44 28,59 2017 35.463 58.229 -22.766 61,5 16,4 16,57 27,58

Thực trạng thâm hụt nặng nề của Việt Nam với Trung Quốc và thặng dư của Việt Nam với phần còn lại của thế giới như trên cho thấy Việt Nam đang phải dùng thặng dư thương mại với các quốc gia khác để bù đắp cho những thiếu hụt thương mại nặng nề với Trung Quốc, hay nói cách khác, Việt Nam đang xuất khẩu hộ cho Trung Quốc.

Xem xét cụ thể hơn ta thấy trong giai đoạn từ 2001 đến 2017, tốc độ tăng trưởng hàng năm của nhập khẩu Việt Nam từ Trung Quốc đạt khoảng 25,4, cao hơn tốc độ xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc (22%) và cao hơn hẳn tốc độ nhập khẩu trung bình của Việt Nam với cả thế giới (17,19%). Về giá trị, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng khoảng 41 lần sau 17 năm, trong khi đó giá trị hàng xuất khẩu Việt Nam Trung Quốc chỉ tăng khoảng 23 lần. Sự chênh lệch lớn và kéo dài về tốc độ giữa xuất khẩu và nhập khẩu như vậy đã khiến cho thậm hụt thương mại của Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng lớn và kéo dài. Nếu năm 2001, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm khoảng 10% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam thì đến năm 2017, con số này là 27,58%. Trong khi đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc có sự thay đổi không đáng kể. Năm 2001 là 10,05% và đến năm 2017 là 16,57%. Tốc độ gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc liên tục lớn hơn tốc độ gia tăng xuất khẩu sang thị trường này và giá trị nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc gấp khoảng 1,6 lần giá trị xuất khẩu. Tuy vậy, khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu đã có xu hướng giảm và thu hẹp trong năm 2016 và 2017 tạo nên một hi vọng cho việc giảm bớt tình trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)