Bối cảnh khu vực và quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 82)

Diễn biến chung về kinh tế toàn cầu năm 2017 – dấu hiệu tích cực đồng đều tại hầu khắp các khu vực

Nền kinh tế thế giới đang chuyển dịch từ giai đoạn đại khủng hoảng sang giai đoạn phát triển ổn định hơn, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều điểm yếu và những nguy cơ mới. Nếu như trong một số năm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu cho đến năm 2014, 2015, sự phục hồi ở các nền kinh tế phát triển là không đồng đều. Hoa Kỳ và Anh đã vượt qua được đỉnh của thời kỳ tiền khủng hoảng, trong khi đó EU vẫn đang ở dưới đỉnh của thời kỳ trước khủng hoảng và các nước thu nhập thấp tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh bất chấp những thay đổi từ môi trường toàn cầu. Những vấn đề cản trở sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu bao gồm các chính sách tiền tệ, giá cả hàng hóa giảm và nền thương mại yếu.

Tuy nhiên đến năm 2017, bức tranh kinh tế toàn cầu đã có những chuyển biến tích cực và đồng đều ở tất cả các khu vực từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, EU cho đến các nền kinh tế đang phát triển tại Đông Nam Á. Năm 2017 được đánh giá là năm tăng trưởng tốt đối với nền kinh tế Mỹ trong thập niên qua. Kinh tế Mỹ năm 2017 có thể đạt tăng trưởng ở mức 2,5%; tốc độ này vẫn được duy trì trong năm 2018, sẽ giảm xuống còn 2,1% vào năm 2019 và 2,0% vào năm 2020.Khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát triển năng động. GDP trung bình của các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 5,4% trong năm 2017, chủ yếu là do tiêu dùng trong nước. Tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á được hưởng lợi từ các hoạt động đầu tư và xuất khẩu mạnh mẽ hơn, với mức tăng trưởng cao hơn cho Brunei, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Triển vọng tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á đã tăng lên 5,2% trong cả năm.Tăng trưởng GDP năm 2017 của Nhật Bản khoảng 1,9%, trong đó xuất khẩu tăng 4%, là nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phục hồi kinh tế Nhật Bản. Năm 2017 cũng là năm khá bất ngờ và thuận lợi đối với các nền kinh tế EU bất chấp những bất ổn chính trị tại khu vực. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, sự phục hồi của châu Âu rất mạnh, sự phục hồi này đã lan ra khắp thế giới, làm cho khu vực này trở thành “động cơ” của tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu. Tại Nga, những chính sách của Điện Kremlin trước tình hình giá dầu giảm và các lệnh cấm vận đã giúp nền kinh tế Nga ổn định trở lại. Sự hỗ trợ của chính phủ cho một số lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế, trong đó có nông nghiệp, các ngành sản xuất những mặt hàng thay thế nhập khẩu, cũng như các cuộc cải cách cấu trúc, đã phát huy tác dụng, giúp đưa Nga thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài và bước vào giai đoạn tăng trưởng năng động, bền vững hơn. GDP của Nga tăng khoảng 1,8% trong năm 2017, và sẽ tiếp tục tăng khoảng từ 1,5% - 2% vào năm 2018 (40).

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ những năm gần đây

Dưới ảnh hưởng của làn sóng mạnh mẽ toàn cầu hóa, khu vực hóa và xu hướng phổ biến của kinh tế thị trường trên thế giới, thương mại thế giới sẽ tiếp tục xu hướng tự do hóa bất chấp sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ thương mại thời hậu khủng hoảng kinh tế 2008-2009. Sau khủng hoảng kinh tế 2008-2009, các nước đặc

biệt là các nước phát triển như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản gia tăng sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại tinh vi, phức tạp để bảo vệ nền sản xuất và thị trường trong nước trước áp lực cạnh tranh quốc tế. Tự do hóa thương mại yêu cầu các nước, cam kết dỡ bỏ hàng rào thuế quan và thuế quan hóa các biện pháp phi thuế quan nhằm đảm bảo tự do, minh bạch và cạnh tranh công bằng trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, đi liền với tự do hóa thương mại là sự nổi lên của xu hướng bảo hộ thương mại như một thực tế khách quan. Các biện pháp bảo hộ thương mại được các quốc gia áp dụng ngày càng nhiều là các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), các quy định và tiêu chuẩn chất lượng, môi trường, an toàn thực phẩm; quy định vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS), bên cạnh đó còn là các quy định về truy suất nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn lao động, môi trường... cũng sẽ trở thành những rào cản rất lớn đối với thương mại quốc tế.

Chủ nghĩa khu vực tăng lên, hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn trước bất chấp sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ

Các liên kết trên thế giới tiếp tục phát triển theo ba xu hướng chính: Thứ nhất là mở rộng khối liên kết khu vực, thể hiện qua những nỗ lực kết nạp thêm các thành viên mới của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc việc hớp tác với ngày càng nhiều các đối tác đơn phương hoặc khu vực của khối ASEAN theo những mô hình ASEAN+1, ASEAN+3. Thứ hai, xu thế liên kết giữa các khu vực ngày càng gia tăng, mở ra những thị trường rộng lớn, mang tính toàn cầu, lôi kéo các nước tham gia ngày càng nhiều hơn. Xu thế hợp tác song phương ngày càng được chú trọng trong chính sách kinh tế quốc tế của các nước.Từ nay đến năm 2020, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ ngày càng trở thành tâm điểm của các liên kết kinh tế quốc tế. Những sáng kiến hợp tác trong khu vực Đông Á như giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ trở thành mô hình hợp tác khu vực tiêu biểu. Mỹ và các nước phát triển khác cũng tăng cường mở rộng hợp tác ra bên ngoài nhằm nâng cao vị thế của mình trong các vấn đề quốc tế. Nền kinh tế các nước từ chỗ phát triển riêng rẽ đến chỗ liên kết chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau thông qua các cơ chế hợp tác trong khu vực và liên khu vực, giữa các nền kinh tế có nhiều điểm tương đồng. Các liên kết hiện tại có xu hướng phát triển lên hình thức liên kết

cao hơn, không chỉ dừng ở khu vực thương mại tự do mà hình thành nên các liên minh tiền tệ, liên minh kinh tế giữa các nền kinh tế trong cùng một khu vực, và thậm chí cả giữa những nền kinh tế cách xa về mặt địa lý. Lo ngại trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, các nước đang phát triển nhỏ hơn ở Đông Nam Á đã liên kết với nhau để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích kinh tế của mình. Như một khối kinh tế, ASEAN đã đàm phán song phương với Trung Quốc và các cường quốc kinh tế khác trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, EU và New Zealand, và từng bước xây dựng mạng lưới các hiệp định thương mại tự do với ASEAN ở vị trí trung tâm. Bên cạnh đó, việc thành lập cộng đồng ASEAN (AEC) vào năm 2020 với hi vọng đẩy nhanh tiếng trình hội nhập đã đánh dấu sự hội nhập toàn diện của kinh tế các nước ASEAN, hòa trộn kinh tế của 10 quốc gia thành một khối sản xuất thương mại, đầu tư, tạo ra thị trường chung của khu vực với quy mô dân số hơn 600 triệu dân và GDP hằng năm là 2000 tỷ USD. AEC sẽ tạo ra một nền kinh tế cạnh tranh cao và hội nhập đầy đủ vào nên kinh tế toàn cầu. Lợi ích mà các thành viên trong AEC khi cộng đồng này hình thành được kỳ vọng là tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, tạo ra được nhiều việc làm hơn, thu hút FDI mạnh mẽ hơn, phân bổ nguồn lực tốt hơn, tăng cường năng lực sản xuất và tính cạnh tranh.

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP cũng là hai Hiệp định lớn trong khu vực.RCEP là đề xuất của ASEAN khi ASEAN lo ngại rằng TPP sẽ gây chia rẽ khối và lợi ích của mình sẽ bị đặt ra bên lền nên đã đề xuất RCEP vào năm 2012. Trung Quốc, với quan điểm rằng TPP có thể làm giảm ảnh hưởng của mình trong khu vực nên hoan nghênh đề xuất của ASEAN và hỗ trợ tích cực cho việc tăng tốc quá trình đàm phán. Đây là lý do tại sao có đến 2 Hiệp định trong khu vực. Bên cạnh đó, với việc Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, Hiệp định RCEP trở thành sự thay thế hàng đầu của các quốc gia trong khu vực bởi có đến 7 trên 16 thành viên tham gia RCEP cũng là thành viên của CPTPP.

Trong khi Hiệp định CPTPP đi theo mô hình ưu tiên chất lượng, tiêu chuẩn cao về luật lao động, bảo vệ môi trường và quyền sở hữu trí tuệ thì RCEP lại hướng

tới những tiêu chuẩn phù hợp, hạn chế rào cản thương mại đối với từng quốc gia, nhất là các nước thành viên chậm và đang phát triển.

Tăng cường liên kết, hợp tác thương mại thế giới trong các mạng lưới sản xuất, phân phối hay các chuỗi giá trị khu vực/toàn cầu

Trong thời gian tới, các chuỗi giá trị khu vực/toàn cầu sẽ chuyển dịch theo hai hướng chính, một là dịch chuyển về các khu vực có FTA hế hệ mới, tức là khu vực nào, nước nào chứng tỏ được lợi thế sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, có môi trường kinh doanh thuận lợi hơn (rõ ràng, minh bạch, bình đẳng...), điều kiện kinh doanh tốt hơn (điều kiện tự nhiên, tài nguyên, nguồn nhân lực...) thì nguồn lực đổ về đó càng nhanh, càng nhiều và khu vực đó sẽ có ưu thế nổi trội để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Hai là dịch chuyển lên các nấc thang, mắt xích có giá trị gia tăng cao hơn. Điều này được giải thích là do các nước khi tham gia tự do hóa thương mại trong khuôn khổ khu vực hay toàn cầu để khai thác các lợi ích thương mại do các hiệp định đem lại như đáp ứng về quy tắc xuất xứ và nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu, phải điều chỉnh cơ cấu sản xuất từ gia công ở khâu đơn gian, sơ chế, cung cấp nguyên liệu thô sang kết nối làm nguyên liệu, tham gia khâu chế biến và phân phối sản phẩm cuối cùng, từ đó có vị trí vững chắc trong chuỗi giá trị khu vực/toàn cầu.

Xu hướng phát triển bền vững thương mại quốc tế gắn với bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Thế giới toàn cầu hóa đang chứng kiến sự gia tăng các vấn đề môi trường và xã hội mang tính toàn cầu như các vấn đề thiên tai, dịch bệnh, đói nghèo,... Các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước ngày càng tăng cường các quy định về bảo vệ môi trường, an sinh xã hội trong các Hiệp định thương mại song phương, đa phương, khu vực và trong các chính sách thương mại quốc gia. Người tiêu dùng thế giới đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, an toàn sức khỏe con người, an toàn đời sống động thực vật và bảo vệ môi trường sinh thái. Các công ty giám sát theo chuỗi giá trị ngay từ đầu, từ nguyên liệu gia công đến quá trình sản xuất, đóng gói, qua nhà phân phối tới tay người tiêu dùng, sử dụng để đảm bảo tiêu thụ được

sản phẩm, mang lại lợi ích cho toàn chuỗi, đồng thời đáp ứng kỳ vọng khách hàng và quy định của Chính phủ đối với vấn đề bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)