Về phương thức xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 62)

Không tính đến hoạt động buôn bán trốn tránh sự kiểm soát của chính quyền và các cơ quan chức năng (buôn lậu) thì Việt Nam hiện có hai phương thức xuất nhập khẩu chủ yếu là chính ngạch và tiểu ngạch. Các phương thức xuất nhập khẩu chính ngạch chiếm phần chủ yếu trong hoạt động thương mại giữa hai bên với hơn 70% tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước. Bên cạnh đó, thương mại tiểu ngạch hiện nay vẫn đóng một phần vô cùng quan trọng trong thương mại giữa hai bên.

Quan hệ thương mại biên giới là một mảng quan trọng trong bức tranh chung về quan hệ thương mại Việt – Trung. Đồng thời, thương mại biên giới cũng tác động đáng kể đến quan hệ thương mại chung giữa hai nước. Do hai nước có chung đường biên giới trên bộ dài khoảng hơn 1.280km với 21 cửa khẩu, 4 cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu tiểu ngạch, 56 đường mòn và 13 chợ biên giới, tạo điều kiện cho sự phát triển, giao lưu buôn bán giữa hai nước nói chung và thương mại biên giới hai nước nói riêng. Thống kê cho thấy, tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2011-2016 đạt trên 100 triệu USD, chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 25% trong kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước. Tuyến biên giới Việt – Trung chiếm 85% tổng kim ngạch mua bán, trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu biên giới của Việt Nam.

Bảng 2.6: Thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc từ 2010 đến 2014

Đơn vị: tỷ USD

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu

2010 7 20.2

2011 11.6 24.9

2012 12.8 29

2013 13.2 36.9

2014 14.9 43.7

Nguồn: Vụ thương mại biên giới và miền núi, Bộ Công thương

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu phong phú, đa dạng về chủng loại. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo đường sắt chủ yếu là khoáng sản (quặng sắt, tinh quặng sắt, than cám, tinh quặng chì…), những mặt hàng xuất khẩu theo biên giới đường bộ chủ yếu là nông sản, cao su, hạt điều, hoa quả tươi, sắn, các loại thủy hải sản khô và đông lạnh như cá, mực, tôm, cua… hàng thủ công mỹ nghệ, các loại gia cầm. Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc qua các cửa khẩu vào Việt Nam gồm: máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy móc nông nghiệp loại nhỏ, máy bơm nước, máy móc thiết bị phục vụ cho một số ngành sản xuất công nghiệp, chế biến thực phẩm, dụng cụ y tế, nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất

thuốc lá, dệt may, các loại hóa chất phục vụ nhiều ngành sản xuất, hàng tiêu dùng như các công cụ lao động, hàng điện tử và các loại thực phẩm rau quả…

Một số đặc điểm của thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc (Sổ tay Thương mại biên giới của Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại, Bộ Công thương (2012)) như sau:

- Về chủ thể kinh doanh: các chủ thể tham gia hoạt động thương mại biên giới rất đa dạng, bao gồm nhiều loại hình, doanh nghiệp quốc doanh, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các hộ kinh doanh cá thể và các thương nhân nước ngoài.

- Về quy mô: quy mô rất khác nhau, từ những lô hàng xuất nhập khẩu có quy mô rất lớn đến những lô hàng có quy mô nhỏ. Thậm chí, có những lô hàng chỉ đáp ứng nhu cầu ở khu vực biên giới.

- Về mặt hàng kinh doanh: Mặt hàng kinh doanh thương mại biên giới rất đa dạng và có tính linh hoạt cao, với những mặt hàng được sản xuất tại các khu vực cửa khẩu biên giới, tại các tỉnh biên giới, các tỉnh thành khác, thậm chí tại các quốc gia khác, có nhiều mức độ chất lượng hàng hóa khác nhau.

- Về phương thức kinh doanh: áp dụng nhiều phương thức kinh doanh khác nhau như xuất nhập khẩu trực tiếp, xuất nhập khẩu thông qua các đại lý (tạm nhập tái xuất), mua bán đối lưu, gia công quốc tế…

- Về hình thức thanh toán: trong mua bán quốc tế, để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, các doanh nghiệp Việt Nam thường tiến hành thanh toán qua hệ thống các ngân hàng với các phương thức thanh toán như chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ (L/C). Ngoài ra còn có thanh toán không thông qua hệ thống ngân hàng mà thanh toán trực tiếp giữa người bán và người mua (trả ngay hoặc trả chậm) và sử dụng đồng tiền của nước người bán hoặc người mua.

Một đặc điểm điển hình trong thương mại biên giới Việt Nam – Trung QUốc là sự không ổn định và không bình đẳng trong quan hệ thương mại. Sự không ổn định thể hiện qua các chính sách thương mại biên giới của Trung Quốc thay đổi thất thường, về phía doanh nghiệp Trung Quốc nhu cầu thu mua hàng hóa, đặc biệt là

hàng nông lâm thủy sản cũng tương tự như vậy gây nhiều khó khăn và khiến doanh nghiệp Việt Nam rơi vào thế bị động. Sự không bình đẳng trong quan hệ thương mại biên giới thể hiện rõ ở việc các chính sách của Trung Quốc đối với biên mậu luôn tạo ra thế chủ động cho doanh nghiệp Trung Quốc, thay đổi thất thường, khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam luôn ở thế bị động. Hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam có thể thông qua bất cứ cửa khẩu nào còn hàng hóa Việt Nam qua Trung Quốc bị buộc phải qua một số cửa khẩu do bên phía Trung Quốc chỉ định. Cao su chỉ được qua Móng Cái hoặc Lục Lầm. Thủy hải sản chỉ được qua Móng Cái. Hoa quả tươi chỉ được qua Lào Cai hoặc Lạng Sơn.

Về phía Việt Nam, văn bản điều hành của Chính phủ về cơ bản đã ổn định nhưng về cơ chế, chính sách quản lý điều hành xuất nhập khẩu cũng như chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được ban hành mới nhiều, thay đổi thường xuyên nhưng chưa bao quát, còn có sự chồng chéo, không rõ ràng giữa văn bản các Bộ, ngành hoặc thay đổi không đồng bộ, gây khó khăn cho hoạt động quản lý của Hải quan, các cơ quan nghiệp vụ quản lý thương mại biên giới cũng như hoạt động thương mại của các doanh nghiệp trong việc tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)