Tiêu chí về phương thức xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)

Không tính đến hoạt động buôn bán trốn tránh sự kiểm soát của chính quyền và các cơ quan chức năng (buôn lậu) thì Việt Nam hiện có hai phương thức xuất nhập khẩu chủ yếu là chính ngạch và tiểu ngạch.

Xuất nhập khẩu chính ngạch là phương thức thương mại quốc tế hợp pháp được tiến hành giữa các công ty, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp nước ngoài trong các hợp đồng kinh tế theo hiệp định đã được ký kết hoặc cam kết giữa các quốc gia với nhau hoặc giữa các quốc gia với các khu vực, tổ chức, hiệp hội kinh tế trên thế giới theo thông lệ quốc tế. Mua bán hàng hóa bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu. Đây là hình thức lưu chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu với khối lượng lớn, hàng hóa được các cơ quan chuyên ngành kiểm duyệt về số lượng, mặt hàng, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch động thực vật và phải đóng thuế đầy đủ trước khi thông quan.

Buôn bán tiểu ngạch (còn gọi là mậu dịch tiểu ngạch hay thương mại tiểu ngạch) là hình thức thương mại quốc tế hợp pháp được tiến hành giữa nhân dân hai nước sinh sống ở các địa phương hai bên biên giới mà kim ngạch của mỗi giao dịch hàng hóa hữu hình có giá trị nhỏ. Ở Việt Nam, theo quyết định số 254/2006/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới, người thực hiện hành vi mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới, có hộ khẩu thường trú tại các khu vực tiếp giáp biên giới với các nước có chung biên giới được mua bán, trao đổi các mặt hàng phù hợp với quy định về hành hóa thương mại biên giới. Hàng hóa khi đi qua biên giới phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan thuế quan, kiểm dịch… Theo quy định của pháp luật hiện hành, hàng hóa do cư dân biên giới nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước lân cận được ưu đãi miễn thuế trong hạn mức 2 triệu đồng/người/ngày với điều kiện phù hợp với danh mục hàng hóa do Bộ Công thương công bố trong từng thời kỳ. Đến năm 2015, giới hạn này được thắt chặt hơn với hạn mức 2 triệu đồng/người/ngày, tối đa 1 tháng không được vượt quá 4 lần. Ngoài hạn ngạch miễn thuế nói trên, hàng hóa xuất khẩu qua biên giới theo hình thức tiểu ngạch đều phải đóng thuế, phí theo quy

định và được quản lý theo các quy định, chính sách xuất khẩu thông thường. Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, thương nhân xuất khẩu qua đường tiểu ngạch nhìn chung không được hưởng chính sách ưu đãi thuế riêng biệt.

Buôn bán tiểu ngạch được ưa chuộng vì thủ tục đơn giản, dễ dàng, không cần hợp đồng mua bán (chỉ cần một tờ khai tiểu ngạch), thanh toán ngay bằng tiền mặt, chi phí vận chuyển thấp. Hiện nay, ở Việt Nam, các mặt hàng nông sản như cao su, gạo, đường của Việt Nam xuất khẩu dưới dạng tiểu ngạch. Giá trị mỗi một đơn hàng tiểu ngạch có thể lên đến hàng tỷ đồng, tuy nhiên cũng có nhiều các thương lái lợi dụng hình thức này để trốn thuế. Một doanh nghiệp có thể thuê mướn nhiều người dân ở vùng biên giới để thực hiện việc mua bán theo tiêu chuẩn miễn thuế của họ. Hạn chế lớn nhất của hình thức buôn bán tiểu ngạch là tính ổn định thấp, chứa đựng nhiều rủi ro. Mặt hàng thường được buôn bán qua hình thức này là nông sản, hoa quả.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2000-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)