Về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 59)

Xem xét kỹ hơn về cơ cấu hàng hóa để nhận xét về thực trạng cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2017, nếu nhìn vào cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc phân theo mục đích sử dụng mã BEC (danh mục phân loại hàng hóa theo ngành kinh tế rộng) của UNCOMTRADE (số liệu thống kê của Liên Hiệp quốc) với 4 nhóm hàng: Tư liệu sản xuất, hàng hóa trung gian, hàng hóa tiêu dùng và không phân loại được. Xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua chiếm nhiều nhất vẫn là hàng hóa trung gian (khoảng từ 60-80%), tư liệu sản xuất cũng có xu hướng gia tăng, còn hàng tiêu dùng giữ ở mức 20%.

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng của hàng hóa trung gian, hàng hóa cuối cùng, tư liệu sản xuất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu giai đoạn từ 2000-2016

Nguồn: UNCOMTRADE và tác giả tự tổng hợp

Từ biểu đồ 2.3, có thể thấy trong cơ cấu tăng trưởng hàng hóa theo mục đích sử dụng, tư liệu sản xuất và hàng hóa cuối cùng xuất khẩu sang Trung Quốc có mức tăng trưởng mạnh nhất trong thời gian từ 2010 đến 2016 (trung bình lần lượt đạt 38% và 32%). Trong khi đó mức độ tăng của hàng hóa trung gian trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu không ổn định, trung bình đạt 21%.

Nếu chia cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo mã SITC (danh mục phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn) UNCOMTRADE (thống kê thương mại của Liên Hiệp quốc), có thể dễ dàng nhận thấy Việt Nam giảm dần việc xuất khẩu các sản phẩm thô và tăng dần xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo. Việc xuất khẩu các sản phẩm thô đã giảm một cách ngoạn mục từ 92,52% năm 2000 xuống còn 28,65% năm 2014. Còn xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng từ 7,48% năm 2000 lên đến 71,35% năm 2014 tức là gấp 10 lần. 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

Hàng hóa trung gian

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 Hàng hóa cuối cùng 0 500 1000 1500 2000 2500 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo nhóm hàng mã SITC giai đoạn 2000-2016

Nguồn: UNCOMTRADE và tác giả tự tổng hợp

Trong số các sản phẩm thô, nhóm hàng nhiên liệu khoáng, dầu nhờn và các sản phẩm liên quan giảm mạnh nhất từ 79,08% năm 2000 xuống còn 8,35% năm 2014 và 6,72% năm 2016. Trong số các sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo, nhóm ngành tăng mạnh nhất là máy móc và thiết bị vận tải từ 1,33% năm 2000 lên đến 49,69% năm 2016. Tiếp theo sau đó là mặt hàng chế biến khác tăng từ 0,853% năm 2000 lên 11,83% năm 2016. Các mặt hàng công nghiệp chế biến phân loại chủ yếu theo nguyên liệu sản xuất tăng từ 2,43% năm 2000 lên 13,17% năm 2016.

Trong số các mặt hàng trong tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, riêng 10 sản phẩm dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu đã chiếm đến 76,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Nếu như trước đây nhóm hàng xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nguyên nhiên liệu thô chiếm tỷ trọng lớn như dầu lửa, cao su, hóa chất, quặng, khoáng sản… thì trong thời gian gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc thiên nhiều về nhóm hàng hóa là máy móc thiết bị, nguyên liệu đầu vào, điện tử viễn thông, nông sản và da giày. Đây là một tín hiệu rất tốt đối với nền kinh tế khi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có xu hướng cải thiện sang việc xuất khẩu những nhóm hàng có giá trị gia tăng và thâm dụng vốn, công nghệ nhiều hơn. Nhưng các nhóm hàng tăng trưởng mạnh về xuất khẩu trên chủ yếu lại đang nằm trong tay các doanh nghiệp FDI, ví dụ như mặt hàng điện thoại, máy tính với Samsung là doanh nghiệp nắm ưu thế tuyệt đối.Các mặt hàng

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2 0 0 0 2 0 0 1 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 6

Tỷ trọng sản phẩm thô/tổng xuất khẩu

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 2 0 0 0 2 0 0 1 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 6

Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo/Tổng xuất khẩu

còn lại là nguyên, nhiên liệu như xăng dầu, cao su, nông sản (rau quả, hạt điều, sắn và các sản phẩm từ sắn…) hay hàng dệt may và nguyên phụ liệu cho dệt may (sợi). Đây cũng là những mặt hàng được hưởng các ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu cao như cao su, than đá, rau quả, thủy sản. Riêng nhóm hàng điện thoại có sự tăng mạnh về xuất khẩu nhưng cũng là nhóm hàng nhập khẩu lớn từ thị trường Trung Quốc, chung quy lại vẫn nhập siêu từ thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, có thể thấy cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch tích cực, gia tăng việc xuất khẩu các hàng hóa cuối cùng, hàng hóa thâm dụng vốn nhiều hơn sang Trung Quốc, đặc biệt từ năm 2010 đến nay.

Về xuất khẩu, Nếu chia theo mục đích sử dụng theo mã BEC của UNCOMTRADE, hàng hóa Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc là hàng hóa trung gian, tư liệu sản xuất. Trong đó, hàng trung gian là nhóm hàng lớn nhất trong nhập khẩu từ Trung Quốc. Tỷ trọng hàng trung gian trong nhập khẩu từ Trung Quốc cũng tăng lên liên tục từ 48,6% năm 2000 lên 65% năm 2016. Tiếp theo đó là nhóm hàng hóa là tư liệu sản xuất, chiếm khoảng 25,5% tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2016.

Biểu đồ 2.3: Mức tăng trưởng của nhóm hàng hóa trung gian, tư liệu sản xuất và hàng hóa cuối cùng từ năm 2000-2016

Nguồn: UNCOMTRADE và tác giả tự tổng hợp

Có thể thấy trong cơ cấu tăng trưởng hàng hóa nhập khẩu theo mục đích sử dụng, hàng hóa trung gian vừa là nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc nhưng đồng thời cũng là nhóm hàng tăng trưởng nhập khẩu lớn nhất (trung bình 21%/năm từ 2010 đến 2016), nhóm hàng tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng tăng trưởng chậm hơn, trung bình lần lượt đạt 9%/năm và 11%/năm.

Nếu chia cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo mã SITC, ta có thể dễ dàng nhận thấy Việt Nam đang đi ngược lại với xu hướng quốc tế và càng ngày càng đi theo chiều hướng bất lợi cho Việt Nam. Đó là ngày càng ít nhập khẩu các sản phẩm thô từ Trung Quốc. Con số các mặt hàng này đã giảm từ 19,795% năm 2000 xuống còn 8,946% năm 2014 và chỉ còn 4,39% năm 2016. Các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng trưởng nhập khẩu dù Việt Nam vẫn đang nhập rất nhiều sản phẩm nhóm này từ Trung Quốc. Kim ngạch các mặt hàng này đã gia tăng từ 80,2% năm 2000 lên 91% năm 2014 và đạt 95,6% năm

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000

Hàng hóa trung gian

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 Hàng hóa tiêu dùng 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

2016. Trong số các sản phẩm thô, mặt hàng giảm nhập khẩu nhiều nhất vẫn là nhóm các sản phẩm nhiên liệu khoáng, dầu nhờn và các sản phẩm liên quan giảm từ 13,479% năm 2000 xuống còn 3,99% năm 2014 và còn 3,56% năm 2016. Còn trong số các sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo, nhóm hàng có xu hướng giảm nhiều nhất là hóa chất và các sản phẩm có liên quan (giảm từ 15,708% năm 2000 xuống còn 6% năm 2014 và còn 5,2% năm 2016) và nhóm hàng máy móc và thiết bị vận tải (giảm từ 40% năm 2000 xuống còn 32,59% năm 2014 và còn 31% năm 2016). Nhóm hàng có xu hướng tăng nhập khẩu nhiều nhất là nhóm hàng công nghiệp chế biến phân loại chủ yếu theo nguyên liệu sản xuất (tăng từ 21,612% năm 2000 lên 35,8% năm 2016) và các mặt hàng chế biến khác (tăng từ 2,88% năm 2000 lên 19,58% năm 2016). Theo số liệu của Tổng cục Hải quan năm 2017, Việt Nam chi hơn 10,8 tỷ USD để nhập khẩu máy móc, thiết bị dụng cụ từ Trung Quốc (tăng 18,7% so với năm 2016). Có rất nhiều chuyên gia đánh giá rằng đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã bắt đầu nhộn nhịp trở lại. Ngoài ra Việt Nam cũng chi hơn 1,1 tỷ USD để nhập sắt thép từ Trung Quốc, chiếm 45,4% tổng nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam từ thế giới trong năm 2017. Điều này trái ngược với chiến lược của Trung Quốc là chủ yếu nhập các sản phẩm thô và xuất khẩu các sản phẩm đã được tinh chế, sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc theo nhóm hàng mã SITC giai đoạn 2000-2016

Nhìn vào cơ cấu hàng nhập khẩu, ta có thể thấy được rằng đã có sự thay đổi lớn trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.Trong các giai đoạn trước, nhóm mặt hàng thuộc phương tiện giao thông, xăng dầu, sắt thép, phân bón chiếm tỷ trọng lớn.Trong thời gian trở lại dây, nhóm mặt hàng máy móc thiết bị, nguyên liệu đầu vào, hàng điện tử, thiết bị bưu chính viễn thông, nhóm mặt hàng sợi là những nhóm có tỷ trọng lớn nhất.Việt Nam đang nhập khẩu một tỷ trọng khá lớn máy móc, thiết bị công nghệ và nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa và phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu.

Dựa trên phân tích cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Trung Quốc, hàng hóa xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước là khá đặc trưng của mối quan hệ thương mại giữa một nước phát triển và kém phát triển, Việt Nam vẫn nhập siêu, phụ thuộc khá lớn vào thị trường Trung Quốc. Tuy vậy, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng xuất khẩu các nhóm hàng thâm dụng vốn, hàng chế biến chế tạo có hàm lượng công nghệ và chất xám nhiều hơn nhưng quy mô xuất khẩu vẫn còn thấp, dễ bị tổn thương bởi những tác động bên ngoài như giá cả, nguyên vật liệu… nên càng tăng xuất khẩu thì tỷ trọng nhập siêu do nhập nguyên vật liệu, thiết bị lại ngày cảng lớn. Cơ cấu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn giữ nguyên, chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu đầu vào, máy móc kỹ thuật từ Trung Quốc.

Xem xét về cơ cấu hàng hóa nhập siêu giữa hai nước, xét theo tính chất hàng hóa theo mã BEC của UNCOMTRADE, hàng hóa trung gian (chủ yếu là nhóm bán thành phẩm và tư liệu sản xuất) có giá trị nhập siêu nhiều nhất trong tổng giá trị nhập siêu từ Trung Quốc.

Bảng 2.4: Thương mại hàng hóa trung gian giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2016

Đơn vị: Triệu USD

Năm Trị giá xuất khẩu Trị giá nhập khẩu Cán cân thương mại

2000 1.054,3 714,5 339,8 2001 890,2 673,6 216,6 2002 1.035,6 1.118,2 -82,6 2003 1.394,0 1.888,0 -494,0 2004 2.334,5 3.440,6 -1.106,0 2005 2.545,6 4.418,6 -1.873,0 2006 2.515,5 5.607,9 -3.092,5 2007 2.647,9 9.117,7 -6.469,8 2008 3.555,1 10.884,6 -7.329,5 2009 3.735,4 10.483,6 -6.748,2 2010 5.642,6 14.132,7 -8.490,1 2011 8.324,7 17.656,0 -9.331,4 2012 8.251,4 21.601,8 -13.350,4 2013 8.230,5 28.024,8 -19.794,3 2014 9.129,5 32.856,5 -23.727,0 2015 9.928,9 36.688,9 -26.760,0 2016 13.209,5 37.724,2 -24.514,7

Nguồn: UNCOMTRADE và tác giả tự tổng hợp

Nếu như năm 2002, nhập siêu hàng hóa trung gian chỉ ở mức 82,6 triệu USD thì đến năm 2008 đã là 7,3 tỷ USD và tăng lên đến 24,5 tỷ USD trong năm 2016. Năm 2016, hàng hóa trung gian đóng góp nhiều nhất vào tổng giá trị nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc, với tỷ trọng là 58%.

Hàng hóa tư liệu sản xuất có giá trị nhập siêu đạt 7,1 tỷ USD trong năm 2016, đóng góp tỷ trọng đáng kể vào giá trị nhập siêu từ Trung Quốc.

Như vậy, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc chủ yếu đến từ hai nhóm hàng hóa trung gian và tư liệu sản xuất. Từ năm 2001 đến năm 2016, tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa trung gian từ Trung Quốc luôn duy trì ở mức từ 65 đến 70% cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc. Còn giá trị nhập khẩu hàng hóa vốn thường duy trì ở mức 16 đến 25%. Do vậy, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc xuất phát chủ yếu từ hai nhóm này. Xu hướng càng rõ nét khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào mạng lưới sản xuất của khu vực và thế giới.

Nếu xét theo trình độ công nghệ, việc nhập khẩu nhóm hàng có trình độ công nghệ trung bình và thấp là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thâm hụt thương mại hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc.

Bảng 2.5: Thâm hụt thương mại Việt Nam Trung Quốc theo một số mặt hàng

Đơn vị: Triệu USD

2017 2016

Sắt thép các loại - 4.082.695 - 4.443.496 Sản phẩm từ chất dẻo - 1.822.091 - 1.445.851 Điện thoại các loại và linh kiện - 1.596.484 - 5.342.683 Sản phẩm từ sắt thép - 1.101.870 - 1.016.521

Chất dẻo nguyên liệu - 712.862 - 559.183

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh - 445.629 - 322.864

Xăng dầu các loại - 301.568 - 278.967

Than đá - 226.297 - 162.745

Sản phẩm từ cao su - 164.931 - 156.155

Dây điện và dây cáp điện - 121.456 - 167.204

Nguồn: Tổng cục Thống kê và tác giả tự tổng hợp

Như đã xem xét trước đó khi phân tích về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong năm 2017 và 2016, Việt Nam lần lượt thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc là 22,76 tỷ USD và 28 tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng mặt hàng sắt thép Việt Nam đã thâm hụt với Trung Quốc trong năm 2017

là hơn 4 tỷ USD và hơn 4,4 tỷ USD trong năm 2016, chiếm tỷ trọng lần lượt 17,6% và 15,7% tổng thâm hụt cán cân thương mại song phương giữa hai nước và đáng chú ý là thâm hụt mặt hàng này vẫn đang có xu hướng tăng.

Tiếp theo đó là các sản phẩm từ chất dẻo, giá trị thâm hụt lần lượt là 1,8 và 1,4 tỷ USD năm 2017 và 2016. Riêng mặt hàng Điện thoại các loại và linh kiện mức thâm hụt giảm mạnh từ 5,3 tỷ USD năm 2016 xuống còn 1,59 tỷ USD năm 2017. Tuy vậy mức thâm hụt này vẫn còn là rất lớn, hiện Việt Nam vẫn đang còn phải nhập rất nhiều linh phụ kiện điện tử từ Trung Quốc do linh phụ kiện trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu về mặt hàng này, đặc biệt là với nhóm các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực trên.

Ngoài các nhóm sản phẩm trên còn có các sản phẩm khác cũng có thâm hụt lớn như sản phẩm từ sắt thép, chất dẻo nguyên liệu, thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh, xăng dầu các loại... Phần lớn các sản phẩm này là các sản phẩm thuộc nhóm hàng hóa trung gian và tư liệu sản xuất như số liệu đã nêu trên. Xu hướng càng rõ nét khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào mạng lưới sản xuất của khu vực và thế giới. Tuy vậy, việc thu hút FDI từ các doanh nghiệp nêu trên là vô cùng cần thiết, tuy nhiên, từ việc phân tích nêu trên đặt ra cho Việt Nam một bài toàn về việc tự chủ nguồn nguyên vật liệu trong nước đủ để đáp ứng cho hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)