Một số chính sách thương mại của Trung Quốc với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 41)

Đối với mỗi một nước láng giềng, Trung Quốc có những chính sách riêng quy định rất cụ thể. Ở khu vực thương mại biên giới Trung Quốc – Việt Nam, trong các văn kiện, Thông tư, Luật của Trung Quốc, đặc biệt là Thông báo của Quốc vụ Viện về các vấn đề liên quan đến thương mại vùng biên hay còn gọi là Văn kiện số 2/1996 của Quốc vụ Viện Trung Quốc đã chỉ rõ đặc điểm thương mại của Trung Quốc ở các tỉnh vùng biên giáp với Việt Nam như sau :

Về chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp được quyền tham gia hoạt động thương mại biên giới với Việt Nam được chia thành 3 nhóm :

- Các doanh nghiệp ở khu vực biên giới Trung Quốc có vốn đăng ký không dưới 500.000 NDT sẽ được Bộ Hợp tác kinh tế mậu dịch đối ngoại hoặc các ngành tương đương trao quyền trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu biên giới.

- Các doanh nghiệp hợp tác kinh tế kỹ thuật đối ngoại là các doanh nghiệp do Bộ Hợp tác kinh tế mậu dịch đối ngoại phê chuẩn, cho phép làm thủ tục đại lý ủy thác dài hạn, được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và phải trả một khoản phí đại lý nhất định.

- Các doanh nghiệp khác không được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, mà phải thông qua ủy thác.

Về quy mô kinh doanh, ngoài đối tượng cư dân biên giới với khối lượng hàng hóa nhiều, Trung quốc còn huy động, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp lớn, nhỏ của Nhà nước và tư nhân cùng tham gia thương mại biên giới với quy mô và khối lượng hàng hóa lớn, không hạn chế.

Về mặt hàng kinh doanh, Trung Quốc chia hàng hóa xuất nhập khẩu làm ba loại:

- Loại 1 : Các mặt hàng liên quan đến quốc kế dân sinh, như tài nguyên và một số hàng hóa xuất nhập khẩu đặc thù, bao gồm : than đá, lương thực, dầu thô.

- Loại 2 : các mặt hàng có dung lượng thị trường hạn chế, có lượng cung ứng hạn chế và cạnh tranh quyết liệt, giá cả tương đối thấp.

- Loại 3 : các mặt hàng được nước ngoài cho phép xuất, nhập khẩu không nằm trong loại 1 và loại 2, gồm các mặt hàng chủ yế sau : máy móc, điện khí, công cụ, hàng công nghiệp nhẹ, may mặc, điện gia dụng.

Về phương thức kinh doanh, trong « Biện pháp quản lý ngoại tệ thương mại biên giới tạm thời » do Cục Quản lý Ngoại tệ nhà nước Trung quốc ban hành năm 1997 quy định thương mại biên giới bao gồm 3 hình thức : mậu dịch chợ dân cư biên giới, giao dịch tiểu ngạch biên giới, hợp tác kỹ thuật và kinh tế.

Về hình thức thanh toán, Trung quốc khuyến khích các doanh nghiệp thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ qua biên giới. Các doanh nghiệp thanh toán bằng Nhân dân tệ qua biên giới sẽ được miễn giảm đối với hàng hóa xuất khẩu. Từ 9/2003, Trung Quốc cho phép buôn bán khu vực biên giới sử dụng tiền mặt, ngoại hối và đồng tiền của nước láng giềng để thanh toán, khuyến khích các ngân hàng thương

mại ở khu vực biên giới triển khai thanh toán tiền hàng cá nhân, niêm yết quy đổi tỷ giá đồng NDT sang đồng tiền của nước láng giềng, thành lập điểm thu đôi ngoại tệ, triển khai nghiệp vụ đổi tiền NDT sang đồng tiền có thể quy đổi và đồng tiền của nước láng giềng.

Các chính sách thương mại biên giới của Trung Quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam tập trung chủ yếu vào các nhóm sau :

- Phân cấp trong quản lý xuất, nhập khẩu qua biên giới

Trung ương ủy quyền rộng rãi cho chính quyền tỉnh khu tự trị biên giới để điều hành và quyết định các chính sách thúc đẩy buôn bán qua biên giới. Chính quyền tỉnh khu tự trị biên giới được giao thẩm tra phê duyệt các doanh nghiệp thương mại tiểu ngạch biên giới được phép kinh doanh các hàng hóa xuất khẩu trọng điểm do Nhà nước quản lý.

-Chính sách ưu đãi thuế

Trung Quốc cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với các trao đổi hàng hóa qua biên giới là 8.000 NDT/người/ngày. Trung Quốc chú trọng tiến hành hai loại hình buôn bán chính ngạch và biên mậu. Doanh nghiệp thương mại tiểu ngạch biên giới trao đổi hợp tác kinh tế kỹ thuật với phía Việt Nam được áp dụng chính sách thuế quan dành cho các doanh nghiệp biên giới. Trong đó, các doanh nghiệp này được hưởng ưu đãi về thuế được giảm bớt 50% so với mậu dịch chính ngạch.

Ngoài các chính sách quản lý thương mại biên giới với Việt Nam, các chính sách điều tiết kinh tế nói chung của Trung Quốc cũng có những ảnh hưởng nhất định đến thương mại song phương giữa hai nước.

• Các chính sách khuyến khích phát triển ngoại thương ở Trung quốc

11/12/2001, Trung quốc chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới sau một thời gian dài chuẩn bị và tiến trình đàm phán. Trung quốc đã tiến hành sửa đổi Luật Thương mại quốc tế vào tháng 4 năm 2004. Trong đó, đáng chú ý là sửa đổi về quyền giao dịch thương mại được công nhận một cách tự động thông qua quá trình đăng ký của tất cả các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước và cá nhân tham gia.

• Hoàn thiện chính sách thuế quan

Trung quốc tăng thuế xuất khẩu các sản phẩm tài nguyên sử dụng năng lượng cao và có độ ô nhiễm cao như khoáng sản tinh luyện, phi kim loại sắt…

Trung quốc chủ động giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm tài nguyên, các sản phẩm kỹ thuật quan trọng và các sản phẩm thiết bị kỹ thuật tiên tiến. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn giảm thuế nhập khẩu với rất nhiều sản phẩm bằng hình thức thu thuế tạm thời.

• Chính sách tỷ giá hối đoái

Cải cách tỷ giá hối đoái ở Trung quốc là các bước điều chỉnh tỷ giá đi cùng với chuyển đổi sang các nên kinh tế thị trường. Toàn bộ quá trình điều chỉnh đi liền với tự do hóa dần tài khoản vãng lai, đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh quốc tế. Mặc dù cam kết thả nổi đồng NDT nhưng thực ra Trung quốc vẫn duy trì chính sách đồng tiền yếu, điều này đem lại lợi thế cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu, thặng dư thương mại lớn và dự trữ ngoại hối dồi dào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)