Về quy mô thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)

Kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, hợp tác trong các lĩnh vực nói chung và kinh tế thương mại nói riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc phát triển một cách nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Việc bình thường hóa quan hệ nêu trên đã đem lại những lợi ích to lớn với cả hai nước, đặc biệt là thương mại trao đổi hàng hóa diễn ra vô cùng sôi nổi và cho thấy mức độ tăng trưởng mạnh qua các năm. Có thể thấy kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng nhanh chóng. Từ năm 1991 đến năm 2000, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng khá mạnh và đồng đều qua các năm ở mức trung bình

70%/năm. Từ năm 2001 trở lại đây, mức tăng trưởng có phần thấp hơn các năm trước. Tuy nhiên, trong một số năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc cho thấy sự cải thiện đáng kể. Nếu như năm 2015, mức tăng trưởng xuất khẩu chỉ đạt 10,98% thì trong năm 2016 và 2017 đã đạt lần lượt 32,55% và 61,49% (xem phụ lục I)

Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng cho thấy những biến động lớn. Từ năm 1991 đến năm 2000, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng khá nhanh, mức tăng trưởng trung bình đạt 85%/năm, cao hơn mức tăng trưởng xuất khẩu. Từ năm 2001 trở lại đây, mức nhập khẩu của Việt Nam đã giảm đáng kể so với thời kỳ trước tuy nhiên vẫn ở mức khá cao. Đặc biệt những năm gần đây có xu hướng chững lại và duy trì tăng trưởng mức tương đối thấp. Cụ thể từ năm 2014 đến năm 2017, mức tăng trưởng nhập khẩu duy trì ở mức trung bình 12,3%/năm (xem Phụ lục I).

Với những nỗ lực phát triển không ngừng giữa hai nước, đến nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Theo đó, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của nước ta chỉ sau Hoa Kỳ và EU, song mức tăng trưởng của thị trường này cao nhất.

Bảng 2.1: Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam năm 2017 Quốc gia Trị giá xuất khẩu

(Triệu USD) So với 2016 (%)

Tỷ trọng trong thị trường xuất khẩu (%)

Mỹ 41.607.546 8, 2 19,44 EU 38.336.974 12,7 17,91 Trung Quốc 35.462.686 61,4 16,57 ASEAN 21.680.273 24,1 10,13 Nhật Bản 16.841.463 14,7 7,87 Hàn Quốc 14.822.855 29,8 6,93 Hồng Kông 7.582.703 24,5 3,54

Về xuất khẩu, Trung Quốc là bạn hàng lớn thứ 3 của Việt Nam sau Mỹ và EU về trị giá xuất khẩu, tuy nhiên mức tăng trưởng của thị trường Trung Quốc là vượt trội so với các thị trường khác, ở mức 61,4% so với mức trung bình 19% của 6 thị trường lớn còn lại.

Bảng 2.2: Các thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2017

Quốc gia Trị giá (Triệu USD) So với 2016 (%) Tỷ trọng nhập khẩu (%) Trung Quốc 58.228.606 16,6 33,4 Hàn Quốc 46.734.425 45,9 26,8 ASEAN 28.021.438 17,3 16,1 Nhật Bản 16.592.325 10,4 9,5 EU 12.097.576 9,3 6,9 Mỹ 9.203.378 5,7 5,3 Hồng Kông 1.663.134 11,1 1,0 Đài Loan 12.706.970 13,2 7,3 Thái Lan 10.495.153 19,3 6,0 Ma-lai-xi-a 5.860.216 14,6 3,4 Xin-ga-po 5.301.474 12,6 3,0 Ấn Độ 3.877.630 43,1 2,2

Nguồn: Tổng cục Thống kê và tác giả tự tổng hợp

Về nhập khẩu, Trung Quốc hiện đang là quốc gia Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất, chiếm đến 33% tổng giá trị hàng nhập khẩu của Việt Nam. Tuy vậy, mức tăng nhập khẩu từ Trung Quốc đang có xu hướng chững lại, ở mức 16,6% so với mức tăng trưởng nhập khẩu từ một số thị trường như Hàn Quốc (45,9%) và Ấn Độ (43,1%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)