Chính sách thương mại biên giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)

Các chính sách thương mại được ký kết riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu nằm ở các khu vực biên giới. Hiện nay, Việt Nam thực hiện hoạt động xuất khẩu với Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới Việt Trung và có thể được chia làm 3 dạng:Một làthông qua các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính. Đây là các cặp cửa khẩu chính thức được mở theo Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu ngày 18/11/2009. Với các cửa khẩu này, Chính phủ hai nước bố trí đầy đủ các lực lượng chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành Hải quan, biên phòng, kiểm dịch của mỗi bên.Hai là thông qua các cửa khẩu phụ: các cửa khẩu phụ này do địa phương hai bên trao đổi mở ra để người dân, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm qua lại.Ba làthông qua các lối mở tại biên giới giáp ranh. Tại các lối mở này, không có sự trao đổi thỏa thuận hai bên về cửa khẩu. Phía Việt Nam cho phép hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đi qua, bố trí đầy đủ lực lượng chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành Hải quan, biên phòng, kiểm dịch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuận cho quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.

Hiện tại, các hoạt động thương mại biên giới của Việt Nam được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp về thương mại biên giới. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại tại từng tuyến biên giới được quản lý theo các Hiệp định thương mại, các văn bản pháp lý cụ thể quy định giữa Việt Nam và Trung Quốc. Một số quyết định, thông tư như: Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới, được sửa đổi, bổ sung trong Quyết định số 139/QĐ- TTg ngày 23/12/2009; Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới; Thông tư số 13/2009/TT-BCT ngày 03/06/2009 của Bộ Công thương về Quy định xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các Khu kinh tế cửa khẩu.

Bên cạnh đó, để phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Bộ Công thương cũng đã ra Quyết định 1093/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển kho hàng hóa tại

các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 của Bộ Công Thương. Theo quy hoạch, mục tiêu đến năm 2025 có các kho bãi chủ yếu đủ để đáp ứng 80% nhu cầu về quy mô kho bãi (diện tích, sức chứa) của hàng hóa xuất nhập khẩu; cung cấp các dịch vụ quan trọng và cần thiết nhất trong quá trình tập kết, lưu giữ, chỉnh lý, bảo quản, sang xe sang tải, kiểm tra và làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Tầm nhìn đến năm 2035 có hệ thống kho bãi hoàn chỉnh và đồng bộ, đáp ứng được 100% nhu cầu về quy mô kho bãi của hàng hóa xuất nhập khẩu; cung cấp trọn gói theo hướng tích hợp đồng bộ các dịch vụ logistics gắn với kho bãi; thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc phát triển mạnh và bền vững.

Như vậy các chính sách thương mại trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc cho thấy Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động thương mại giữa hai nước nói chung và buôn bán qua biên giới nói riêng. Đặc biệt có các chính sách nhằm quản lý hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)