Nhóm giải pháp vĩ mô khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 97 - 101)

Tích cực phát triển công nghiệp và nỗ lực gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu, cải thiện cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

Qua phân tích cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu trong thực trạng tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, hàm lượng công nghiệp cao, thâm dụng vốn nhiều hơn. Để có thể đạt được điều này là việc làm mang tính vĩ mô, có lộ trình và theo từng giai đoạn cụ thể, cần xây dựng nền công nghiệp và thương hiệu quốc gia. Xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học công nghệ và giảm tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm, tập trung vào những

ngành công nghiệp có tính nền tảng, lợi thế so sánh và ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển bền vững, tự chủ của nền kinh tế, tham gia sâu và chuỗi giá trị toàn cầu.

Tích cực, chủ động hơn nữa trong hội nhập kinh tế quốc tế

Cần chủ động lựa chọn phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, xây dựng và củng cố nội lực để tham gia hiệu quả vào phân công lao động quốc tế trong các chuỗi giá trị khu vực/toàn cầu.

Tận dụng cơ hội của hội nhập, nhất là trong CPTPP, EVFTA để nhập khẩu công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế.

Đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ thương mại, khai thác tốt hơn các cơ hội từ xu hướng đa cực hóa của nền kinh tế thế giới

Tăng cường năng lực và hoạt động của các cơ quan ngoại giao, thương vụ để dự báo và xử lý các trường hợp khi có biến cố với thị trường xuất nhập khẩu.

Điều chỉnh chiến lược đầu tư gắn liền với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng tập trung vào hiệu quả thay vì qui mô.

Với chiến lược phát triển xuất nhập khẩu và nền công nghiệp được định hướng như hiện nay, việc đầu tư cần được chuyển hướng đầu tư tập trung hơn vào chiều sâu, vào những ngành chế biến sâu, đặc biệt là trong lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản; những ngành sản xuất, chế tạo có hàm lượng công nghệ cao; những ngành làm động lực cho sự phát triển chung của nền kinh tế như nghiên cứu và phát triển, dịch vụ tài chính - tín dụng - thông tin liên lạc, dịch vụ hậu cần, đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ quản lý và công nhân lành nghề… Bên cạnh đó cần tập trung đầu tư để phát triển công nghiệp hỗ trợ để giảm nhập khẩu, tăng hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu. Bảo đảm tiếp tục duy trì qui mô và tốc độ tăng trưởng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nhưng đồng thời phải nhanh chóng chuyển hướng chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thiên về số lượng sang chú trọng hơn về chất lượng.

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thuận lợi thương mại

Môi trường kinh doanh của Việt Nam trong những năm vừa qua dù đã có rất nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn cần được cải thiện trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay Việt Nam đang thực hiện 2 quá trình chuyển đổi song song, từ nước đang phát triển sang nền kinh tế phát triển hơn, xây dựng nền kinh tế thị trường từ điều kiện nền sản xuất nhỏ, trình độ phát triển nền kinh tế thấp. Bên cạnh đó, những hạn chế năng lực của các yếu tố đầu vào đã ảnh hưởng đến chất lượng môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Do vậy, về vĩ mô, một số giải pháp có thể được thực hiện là: Hoàn thiện hệ thống pháp lý, hoàn thiện các luật lệ đã ban hành để các yếu tố sản xuất được thực thi và quản lý theo cơ chế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế; phát triển đồng bộ hệ thống thị trường bao gồm thị trường đất đai, thị trường vốn, thị trường khoa học công nghệ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa dịch vụ...; cải cách thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, xây dựng hệ thống cán bộ công chức có chuyên môn, trách nhiệm; phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng có trọng điểm, có quy hoạch tổng thể và có chiến lược.

Chính sách tài chính và tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh

Cùng với các chính sách đầu tư và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, chính sách tài chính, tín dụng có tác động rất trực tiếp tới các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nói riêng. Một là cần đổi mới, hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu nhà nước theo hướng thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất phục vụ xuất khẩu và thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu. Một là tổ chức triển khai có hệu quả chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, phát huy vai trò của Ngân hàng Xuất nhập khẩu trong việc cung cấp tín dụng, bảo lãnh cho các hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là đối với các sản phẩm có khả năng xuất khẩu cao.

Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ

Do sự phát triển ngành công nghiệp phụ trợ rất đa dạng và nhiều cấp bậc, do vậy cần thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, thu hút nhiều loại hình doanh nghiệp ở nhiều cấp bậc trình độ công nghiệp. Do khoảng cách công nghệ Việt Nam với các nước công nghiệp phát triển là rất lớn nên nếu chỉ chú trọng vào

thu hút các doanh nghiệp tại các nhóm nước này sẽ khó tạo ra cầu nối liên kết với các doanh nghiệp trong nước, cần thu hút các doanh nghiệp nước ngoài khác có trình độ công nghệ ở mức trung gian. Để lên một chiến lược phát triển ngành công nghiệp phụ trợ toàn diện cần tiến hành điều tra, khảo sát, nắm bắt tình hình, năng lực sản xuất, năng lực công nghệ của các doanh nghiệp.

Đầu tư phát triển cho các khoa chuyên ngành của các trường đại học, học việc, cao đẳng, khuyến khích các nghiên cứu chuyên ngành, thực nghiệm, các đề tài phục vụ cho công nghiệp phụ trợ.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển; có hệ thống cơ chế tài chính phù hợp hỗ trợ cho các hoạt động tăng cường năng lực công nghệ.

Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan chặt chẽ đến việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ đi đối với phát triển nguồn nhân lực cũng như tạo ra một sự độc lập và môi trường kinh doanh bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế.

Định hướng sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi cung ứng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ đầu vào cho các doanh nghiệp nước ngoài và các dự án lớn của Nhà nước.

Tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, định hướng từ Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng thương mại xây dựng kế hoạch cấp tính dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường thuận lợi, định hướng liên kết các doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể cung cấp sản phẩm cho chuỗi cung ứng giá trị.Khẩn trương tổ chức triển khai có hệu quả chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, phát huy vai trò của Ngân hàng Xuất nhập khẩu trong việc cung cấp tín dụng, bảo lãnh cho các hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là đối với các sản phẩm có khả năng xuất khẩu cao.

Đây là một trong những biện pháp hết sức quan trọng bởi những lợi thế của ta có xu hướng bị cố định, lới thế về đất và tài nguyên không còn là những sức mạnh trong cạnh tranh tương lai. Lao động Việt Nam trẻ và lực lượng dồi dào nhưng lao động kỹ thuật có tay nghề rất hạn chế. Đây là vấn đề không còn mới mẻ, gây ra nhiều bất cập phát triển kinh tế.

Do vậy, cần tăng cường đào tạo các cán bộ kỹ thuật, chế tạo máy, điều khiển tự động, điện tử tin học để làm chủ các công nghệ được chuyển giao, nghiên cứu thiết kế tạo ra công nghệ nguồn và kiểu dáng sản phẩm riêng.

Thu hút hỗ trợ và tận dụng tối đa hỗ trợ giáo dục của các nước phát triển như Nhật, EU, Mỹ, Úc... để đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế.

Đầu tư trang thiết bị nghiên cứu cho các cơ sở nghiên cứu, chủ động đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành, hợp tác nghiên cứu nước ngoài, cơ chế ưu đãi phù hợp.

Tuyên truyền về văn hóa làm việc “tác phong công nghiệp” trong làm việc, nâng cao kỹ năng cho người lao động để cải thiện và xóa bỏ thói quen làm việc tự do, cục bộ trong việc tuyển dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 97 - 101)