Triển vọng về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 93)

Định hướng, chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới

Theo Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2030 của Bộ Công thương, chiến lược phát triển thương mại chỉ rõ mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng nhập khẩu bình quân giai đoạn 2016-2020 là 13,5%, thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu bình quân (16-17,5% giai đoạn 2016-2020) và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020. Theo phê duyệt, định hướng phát triển các nhóm ngành hàng xuất khẩu như sau:

- Về xuất khẩu:

+ Giảm dần xuất khẩu các nhóm ngành nguyên liệu, khoáng sản; nhóm ngành nông, lâm thủy sản trong khi tăng dần tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo và nhóm hàng mới. Các mặt hàng xuất khẩu trong số 2 nhóm ngành nguyên liệu khoáng sản và nông lâm thủy sản tiến tới giảm xuất khẩu sản phẩm thô, đầu tư công nghệ để tăng xuất khẩu vào các sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.

+ Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng tốt các thị trường đã ký FTA và định hướng thị trường Châu Á chiếm khoảng 46%, Châu Âu khoảng 20%, Châu Mỹ khoảng 25% ...

- Về nhập khẩu:

+ Điều chỉnh nhịp độ nhập khẩu theo hướng kiểm soát chặt nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, đồng thời phát triển sản xuất nguyên nhiên phụ liệu và phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ xuất khẩu; đáp ứng yêu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ cao phù hợp sản xuất trong nước,đồng thời nhập khẩu ổn định các nguyên nhiên vật liệu mà khai thác hoặc sản xuất trong nước kèm hoặc gây nguy hại đến môi trường.

+ Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu

Theo Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn 2017 – 2021, hai bên xác định 7 lĩnh vực hợp tác trọng điểm, bao gồm: nông nghiệp và nghề cá; giao thông - vận tải; năng lượng; khoáng sản; công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ; dịch vụ và hợp tác Hai hành lang Một vành đai kinh tế.

Hiệp định thương mại ASEAN – Trung Quốc

Trong số các Hiệp định thuộc ACFTA, Hiệp định Thương mại hàng hóa có nội dung tác động trực tiếp nhiều nhất tới hoạt động thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2016. Lộ trình cắt giảm thuế quan theo Hiệp định Thương mại Hàng hóa gồm 3 nhóm khác nhau, gồm chương trình “Thu hoạch sớm” (EHP), danh mục giảm thuế thông thường (NT), danh mục nhạy cảm (SL). Tuy nhiên, do có sự khác biệt về trình độ phát triển nên Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia mà Myanmar được hưởng ưu đãi, theo đó, các lộ trình giảm thuế của Việt Nam chậm và linh hoạt hơn lộ trình giảm thuế của Trung Quốc và các nước ASEAN-6. Về cơ bản, lộ trình cam kết giảm thuế của Việt Nam trong ACFTA tương đối nhất quán về phạm vi và nguyên tắc cam kết trong các FTA khác mà Việt Nam tham gia. Ta cam kết loại bỏ thuế quan có lộ trình đối với khoảng 90% số lượng dòng thuế. 10% số lượng dòng thuế còn lại có lộ trình cam kết giảm thuế dài, thậm chí không có cam kết giảm thuế xuống 0%.Đối tượng bảo hộ của Việt Nam trong ACFTA cũng khá tương đồng với các FTA mà Việt Nam đã từng tham gia. Các nhóm mặt hàng được bảo hộ mạnh nhất là trứng gia cầm, lá thuốc lá, thuốc lá, xăng dầu, lốp ô tô, sắp thép xây dựng và

các loại ô tô, xe máy nguyên chiếc và phụ tùng. Những nhóm mặt hàng được bảo hộ với lộ trình dài hơn bao gồm thực phẩm chế biến, đồ uống có cồn, một số chế phẩm dầu khí, xi măng, nhựa, sản phẩm dệt, nhựa, phụ tùng ô tô, xe máy, máy móc thiết bị.

Các cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam:

- Từ 1/1/2015, Việt Nam cắt giảm thêm 3691 dòng thuế xuống 0% so với năm 2014 (nâng số dòng thuế cắt giảm về 0% là 7983 dòng, chiếm 84,11% tổng biểu), tập trung vào các nhóm mặt hàng: chất dẻo & chất dẻo nguyên liệu, đồ nội thất và các sản phẩm từ gỗ, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng, máy vi tính và các sản phẩm linh kiện điện tử, vải may mặc, nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, sản phẩm dệt may, và 1 số sản phẩm sắt thép. Thuế suất 2016, 2017 giữ nguyên so với năm 2015.

- Từ 1/1/2018, có thêm 588 dòng thuế cắt giảm xuống 0% nâng số dòng thuế cắt giảm về 0% lên 8571 dòng, chiếm 90,3% tổng biểu, gồm một số mặt hàng chế phẩm từ thịt, chế phẩm từ rau quả, ngũ cốc, động cơ điện, hàng gia dụng, hóa chất, linh kiện phụ tùng ô tô, vật liệu xây dựng, nhựa, cao su, giấy…

- Đến năm 2020, có khoảng 475 dòng thuế nhạy cảm được cắt giảm xuống 5% gồm các sản phẩm sắt thép, cáp điện, sản phẩm điện gia dụng; các sản phẩm cao su, gốm sứ, giấy, xi măng, nhựa và các sản phẩm công nghiệp khác; các chế phẩm nông nghiệp đã qua chế biến; một số dòng xe tải và xe chuyên dụng ...

- Những dòng duy trì thuế suất cao hoặc không cam kết cắt giảm thuế quan gồm 456 dòng thuế, gồm: trứng gia cầm, đường, thuốc lá, động cơ, phương tiện vận tải (ô tô, xe máy trừ xe tải 6-10 tấn), xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, một số mặt hàng liên quan đến an ninh quốc phòng.

Về phía Trung Quốc, cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 95% số dòng thuế vào năm 2011. Số dòng thuế nhạy cảm còn lại, Trung Quốc cam kết cắt giảm về 5% đến 50% vào cuối lộ trình là năm 2018.

- Đến năm 2015, Trung Quốc có 7845 dòng thuế cắt giảm về 0%, chiếm tỷ lệ 95,35% tổng số dòng thuế và chiếm 91,59% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt

Nam. Thuế suất trung bình của biểu thuế Trung Quốc dành cho ASEAN giai đoạn 2015-2017 là 0,73%/năm và năm 2018 là 0,56%/năm.

- Một số mặt hàng Trung Quốc còn duy trì thuế suất gồm ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc; cà phê, chè, gia vị; xăng dầu; phân bón các loại; nhựa nguyên liệu; vải may mặc; nguyên liệu dệt may, da giày; động cơ, máy móc thiết bị; ô tô, động cơ, bộ phận phụ tùng của ô tô; đồ nội thất...

Như vậy, đặt thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh khu vực và quốc tế, những cam kết thương mại giữa hai nước, Chính phủ Việt Nam

Dự kiến cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong thời gian tới

Hiện tại, Việt Nam vẫn đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi đó việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam mới đang ở mức độ sơ khai. Nghị định 111/NĐ-CP năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quyết định 68 của Chính phủ được ban hành đầu năm 2017, liên quan đến phát triển công nghiệp phụ trợ lần đầu tiên đã có quy định về nguồn ngân sách, có chương trình phát triển riêng cho cổng nghiệp phụ trợ và có nguồn ngân sách hoạt động riêng đã cho thấy mức độ quan tâm và nhận thức về công nghiệp hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, năng lực ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam vẫn đang còn yếu kém, Nhà nước, doanh nghiệp và các Bộ Ban ngành vẫn đang tiếp tục bắt tay để tìm ra phương án phát triển phù hợp, tăng cường tỷ lệ nội địa hóa về nguyên vật liệu giúp giảm giá thành sản phẩm để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ là một quá trình dài hơi và cần những chiến lược đúng đắn của Chính phủ.

Dựa trên những định hướng đã phê duyệt của Chính phủ, Quy hoạch phát triển 5 năm được ký kết giữa hai nước, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, khu vực và các cam kết trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, dự kiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam sẽ tiếp tục chủ đạo là thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ quá trình sản xuất, xuất khẩu cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chưa có nhiều thay đổi khi các sản phẩm thiết bị phụ tùng của

Trung Quốc có giá thành rẻ, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, vị trí địa lý gần giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt là với định hướng hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030.

Dự kiến cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc

Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo: Trong năm 2018, lộ trình cắt giảm thuế quan của Trung Quốc khi tham gia vào Hiệp định thương mại ASEAN – Trung Quốc (ngoại trừ các mặt hàng không cam kết cắt giảm) là gần như bằng 0. Bên cạnh đó, gần đây, chiến lược “Trung Quốc + 1” của các Tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là các Tập đoàn đến từ Hàn Quốc sẽ càng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa theo hướng gia tăng hàng hóa chế tạo của Việt Nam sang Trung Quốc. Chiến lược này của các Tập đoàn đa quốc gia giúp Việt Nam được hưởng lợi rất nhiều trong việc chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu hàng hóa theo hướng gia tăng nhóm hàng chế tạo (19).

Về nhóm hàng nông lâm thủy sản: theo Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến 2020 và định hướng đến 2030, nhóm hàng nông lâm thủy sản sẽ giảm trong tỷ trọng xuất khẩu của cả nước, chú trọng xuất khẩu nhóm hàng này theo cơ cấu giá trị gia tăng cao và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Do vậy, dự đoán nhìn chung xuất khẩu nhóm mặt hàng này sẽ giảm trong cơ cấu xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Một số nhóm hàng cụ thể như sau: Về mặt hàng cao su tuy là sản phẩm thô, thuộc nhóm giảm xuất khẩu tuy nhiên, đây là nhóm hàng vẫn còn có nhu cầu rất cao từ Trung Quốc với việc phát triển hàng loạt các dự án trọng điểm, do vậy trong thời gian tới, việc xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc sẽ vẫn tăng trưởng ở mức cao. Việc xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản chủ yếu khác như gạo, rau quả, hải sản, sắn và các sản phẩm từ sắn, hạt điều tăng trưởng không đáng kể.

Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản như xăng dầu, dầu thô sẽ chuyển dịch theo hướng tiếp tục giảm tỷ trọng xuất khẩu. Nhóm hàng gia công như dệt may, giày dép, nguyên phụ liệu dệt may dự đoán tăng trưởng không đáng kể hoặc hầu như không tăng trưởng do nguồn cung của Trung Quốc trong lĩnh vực này là rất lớn và các lĩnh vực này vẫn được Trung Quốc bảo hộ cao theo cam kết thuộc ACFTA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 93)