Quan điểm chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 94)

Từ các phân tích về thực trạng thương mại giữa hai nước và triển vọng trong thời gian tới của thương mại Việt – Trung, tác giả đề xuất một số quan điểm trong việc cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc như sau:

- Giảm dần nhập khẩu từ Trung Quốc, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu, dần dần cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc một cách bền vững, tuy nhiên vẫn đảm bảo kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng so với năm trước.

- Giảm dần tỷ trọng xuất khẩu các nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản, nhóm hàng nông lâm thủy sản; tăng tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo; giảm dần xuất khẩu các sản phẩm thô, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, ứng dụng khoa học công nghệ.

- Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, có chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ hiệu quả; đảm bảo nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu mà trong nước không thể sản xuất với chất lượng tốt.

- Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tận dụng tối đa các cơ hội thu được từ các Hiệp định thương mại song phương, đa phương.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam, nhanh chóng thâm nhập với mạng kinh doanh toàn cầu, chuỗi giá trị toàn cầu

- Thúc đẩy thương mại song phương theo hướng chính ngạch, giảm dần theo hướng tiểu ngạch, phát triển thương mại bền vững, đảm bảo ổn định lâu dài; kiểm soát tốt thương mại tiểu ngạch giữa hai nước

- Phát triển quan hệ thương mại trên cơ sở đảm bảo an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, xử lý các vấn đề tranh chấp thương mại, bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 94)