4.1.Các lý thuyết nghiên cứu
Luận án nghiên cứu dựa trên các lý thuyết, học thuyết sau:
- Điều chỉnh pháp luật: là quá trình Nhà nước dùng pháp luật tác động lên hành vi của các chủ thể, thông qua đó tác động lên các quan hệ xã hội. Phương pháp điều chỉnh bao gồm: i) Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của quá trình điều chỉnh pháp luật; ii) Xây dựng pháp luật; iii) Tổ chức thực hiện pháp luật; iv) Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của quá trình điều chỉnh pháp luật. Luận án cần dựa trên lý thuyết này để đánh giá thực trạng thực thi pháp luật cũng như đề xuất giải pháp thuyết phục, có hiệu quả.
- Quyền tự do hoạt động thương mại là một nhóm quyền nằm trong quyền tự do kinh doanh của chủ thể pháp luật. Quyền tự do kinh doanh là quyền cơ bản của công dân được thừa nhận rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Dựa trên cơ sở pháp lý tại Điều 33 Hiến pháp năm 2013 “Mọi người có quyền tự do
kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” tại Điều 6 của Luật Đầu tư quy định 08 ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, quyền tự do hoạt động thương mại càng được bảo đảm thực thi trên thực tế. Việc các chủ thể tiến hành hoạt động môi giới thương mại là quyền đương nhiên, tuy vậy, họ vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của quyền tự do kinh doanh là không xâm phạm đến lợi ích trật tự công và quyền lợi chính đáng của các chủ thể khác.
- Kinh tế chia sẻ: Kinh tế chia sẻ (sharing economy) là một mô hình thị trường kết hợp giữa sở hữu và chia sẻ, trong đó đề cập đến vai trò ngang hàng (peer – to – peer network) dựa trên sự chia sẻ quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ nhằm gia tăng lợi ích cho các bên tham gia. Có ba yếu tố chính cho phép chia sẻ quyền sử dụng các hàng hóa và dịch vụ mới cũng như các ngành mới. Thứ nhất, hành vi của khách hàng đối với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ được thay đổi tính chất từ sở hữu đến chia sẻ.
Thứ hai, liên kết mạng lưới người tiêu dùng qua các mạng xã hội trực tuyến và thị trường điện tử dễ dàng hơn. Và thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin qua các thiết bị di động và các dịch vụ điện tử làm cho việc sử dụng, chia sẻ các hàng hóa và dịch vụ trở nên thuận tiện hơn. Ngoài ra, kinh tế chia sẻ cũng giúp cho người tiêu dùng có thể chia sẻ, tận dụng tối đa các nguồn lực dư thừa của nhau như nhà cửa, xe cộ và vật dụng thay vì phải chi phí hoàn toàn cho việc mua sắm, sở hữu tài sản mới55.
Bám sát lý thuyết về quyền tự do kinh doanh và kinh tế chia sẻ, luận án sẽ xác định rõ về phạm vi điều chỉnh của pháp luật về môi giới thương mại điện tử, bao gồm số lượng các quan hệ xã hội được điều chỉnh và mức độ điều chỉnh để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của chủ thể pháp luật.
- Về trung gian thương mại: quy định về hình thức hoạt động trung gian thương mại ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ có một số điểm khác biệt với pháp luật các nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa: i) Các nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ không chia hoạt động thương mại qua người trung gian thành nhiều hình thức rõ rệt như các nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa; ii) Các nước theo pháp luật châu Âu lục địa quan niệm người trung gian bao gồm môi giới, trong khi đó, các nước theo pháp luật Anh – Mỹ quan niệm người trung gian không 55 Vụ Kinh tế Tổng hợp – Ban Kinh tế Trung ương (2016), Một số vấn đề về kinh tế chia sẻ, trang thông tin điện tử tổng hợp Ban Kinh tế Trung ương, https://kinhtetrunguong.vn/fi/web/guest/thong-tin-chuyen- de?p_p_id=101&p_p_lifecycle=0&p_p_state=pop_up&p_p_mode=view&p_p_col_id=column-
1&p_p_col_count=1&_101_struts_action=%2Fasset_publisher%2Fview_content&_101_assetEntryId=4948 19&_101_viewMode=print&_101_type=content&_101_urlTitle=mot-so-van-%C4%91e-ve-kinh-te-chia-se- sharing-economy-truy cập 18/7/2016.
bao gồm người môi giới 56. Bám sát lý thuyết này, luận án sẽ xây dựng phần cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam.
- Học thuyết về chi phí giao dịch: học thuyết này nhấn mạnh đến bản chất của hợp đồng mẫu khi có sự bất cân xứng về chi phí giao dịch (transaction costs) giữa bên ban hành điều khoản mẫu và bên còn lại. Vì điều khoản mẫu có thể được sử dụng lặp đi lặp lại cho nhiều giao dịch khác nhau, bên ban hành điều khoản mẫu có thể phân tán chi phí đầu tư cho việc soạn thảo hợp đồng. Trong khi đó, do chỉ tham gia giao dịch một lần, bên còn lại sẽ không có động cơ để trả chi phí tương ứng với phía bên kia nhằm thu thập những thông tin cần thiết cho quá trình thương lượng hợp đồng. Vì nguyên nhân đó, luôn tồn tại sự bất cân xứng về thông tin giữa bên ban hành điều khoản mẫu và bên đối tác 57. Do đó, việc sử dụng điều khoản mẫu thường dẫn đến hệ quả là tước đoạt khả năng của một bên trong việc thương thảo nhằm đạt đến một điều khoản công bằng. Bên cạnh đó, vì thiếu thông tin và động cơ để đàm phán từng nội dung của điều khoản mẫu, phía bên kia mà tiêu biểu là người tiêu dùng sẽ dần dần hình thành tâm lý bỏ mặc, không quan tâm đọc, tìm hiểu nội dung của điều khoản đó nữa. Hậu quả kéo theo của hiện tượng này là, nếu người tiêu dùng không có thói quen đọc điều khoản mẫu, bên cung cấp điều khoản mẫu cũng không có động lực cạnh tranh để thiết kế điều khoản mẫu tốt hơn, hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp khác, ban đầu cung cấp các điều khoản mẫu tương đối tốt, chứng kiến hiện tượng đó, sẽ dần dần loại bỏ điều khoản công bằng, thay vào đó là điều khoản bất công cho người tiêu dùng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ mở rộng ra toàn bộ thị trường, dẫn đến “sự thất bại của thị trường” theo một hiện tượng mà George Arthur Akerlof – kinh tế gia đoạt giải Nobel năm 2001 – gọi là “market for lemons” 58, trong đó chất lượng điều khoản mẫu ngày càng giảm đi theo hướng bất lợi cho người tiêu dùng59. Chính điều đó là lý do tại sao cần phải có sự kiểm soát từ phía nhà nước để đảm bảo tính công bằng trong nội dung các điều khoản mẫu.