Lao động, trang 53
100 TS. Nguyễn Thị Vân Anh (2009), Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam, NXB. Lao động, trang 56 Lao động, trang 56
pháp luật về Thương mại điện tử, Luật Thuế, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Hành chính...
Hoạt động môi giới thương mại điện tử có sự tham gia của nhiều yếu tố: các chủ thể, nền tảng công nghệ trong các khâu giao dịch, không gian và thời gian. Từ đó, có thể thấy pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại điện tử có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội phát sinh khi bên môi giới thương mại điện tử thực hiện các hoạt động giúp bên mua, bên bán tìm hiểu, gặp gỡ, kết nối giao dịch thương mại. Các quan hệ xã hội này được xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt thông qua phương tiện điện tử và phụ thuộc sự ảnh hưởng rất lớn của nền tảng công nghệ. Chính vì thế, quyền, nghĩa vụ của các bên cũng như những vấn đề pháp lý đều phát sinh và dựa trên yếu tố nền tảng công nghệ của bên môi giới thương mại điện tử. Cụ thể, pháp luật về môi giới thương mại điện tử điều chỉnh quan hệ pháp luật sau:
Thứ nhất,quan hệ giữa bên môi giới thương mại điện tử và bên bán được môi giới thương mại điện tử để thực hiện việc tìm kiếm, kết nối cho giao dịch mua bán, trao đổi. Đây là quan hệ chủ đạo trong hoạt động môi giới thương mại điện tử. Bên môi giới là một thương nhân có đăng ký kinh doanh để thực hiện môi giới thương mại điện tử, chuyên nghiệp, thường xuyên, liên tục. Công việc của bên môi giới là tìm kiếm khách hàng cho bên được môi giới, tạo điều kiện để bên được môi giới và khách hàng gặp gỡ, trao đổi, đàm phán, giao dịch với nhau. Pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại điện tử không chỉ quy định về nội dung hợp đồng môi giới thương mại điện tử mà còn quy định về phương thức thực hiện và hình thức của hợp đồng. Các quy định về nội dung của hợp đồng môi giới thương mại điện tử về cơ bản dựa trên nền tảng hệ thống pháp luật quy định về hợp đồng môi giới thương mại truyền thống. Các quy định về phương thức thực hiện và hình thức của hợp đồng môi giới thương mại điện tử về cơ bản dựa trên nền tảng pháp luật thương mại điện tử. Tuy nhiên, pháp luật về môi giới thương mại truyền thống và pháp luật thương mại điện tử chưa thể điều chỉnh được toàn diện những vấn đề pháp lý phát sinh trong quan hệ môi giới thương mại điện tử. Do vậy, pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử điều chỉnh những nội dung này nhằm tách biệt rõ hoạt động môi giới thương mại điện tử với hoạt động cung ứng dịch vụ, mua bán hàng hóa qua phương tiện điện tử. Qua đó, quyền và lợi ích của các bên được bảo đảm thực thi một cách công bằng, bình đẳng.
Thứ hai, quan hệ giữa bên môi giới thương mại điện tử - bên mua được môi giới thương mại điện tử. Trong hoạt động môi giới thương mại truyền thống, quan hệ
giữa bên mua - bên môi giới có thể là một quan hệ môi giới độc lập, cũng có thể không hình thành quan hệ pháp luật nào cả. Nếu chỉ có bên mua hoặc chỉ có bên bán thiết thập quan hệ môi giới với bên môi giới thì bên môi giới với bên còn lại không ràng buộc về quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Tuy nhiên, do đặc thù hoạt động trên nền tảng công nghệ, bên môi giới thương mại điện tử hình thành quan hệ môi giới thương mại điện tử với cả bên mua và bên bán. Tức là cả bên mua và bên bán đều là bên được môi giới thương mại điện tử.
Thứ ba, quan hệ giữa chủ thể tham gia hỗ trợ giao dịch tiến hành như các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng mạng, trung gian thanh toán với các bên trong quan hệ môi giới thương mại điện tử. Trong hoạt động môi giới thương mại điện tử và trong giao kết mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, để thực hiện được hành vi, các chủ thể cần thông qua nền tảng phần mềm của các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng mạng (Tạm gọi là bên thứ tư, bên thứ tư không đóng vai trò trong hoạt động liên quan; Bên thứ tư chỉ cung cấp hạ tầng để bên các bên tiến hành giao dịch và thực hiện). Bên cạnh đó, các bên còn có xu hướng sử dụng nhiều hơn tới hình thức thanh toán trực tuyến, đó là sự chuyển giao đền bù của bên mua cho bên bán qua các dịch vụ trung gian thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử. Thanh toán trực tuyến có thể được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau với phương tiện được dùng để thanh toán là tiền tệ, bao gồm: nội tệ, ngoại tệ và tiền điện tử (thanh toán bằng tiền điện tử hiện chỉ được cho phép ở một số quốc gia là Mỹ, Canada, Úc, Venezuala và một số quốc gia trong Liên minh châu Âu101). Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên môi giới, bên được môi giới với các bên cung cấp cơ sở hạ tầng mạng, bên trung gian thanh toán. Điều này nhằm mục đích kiểm soát các vấn đề như bí mật thông tin của các bên tham gia giao dịch, lợi dụng sở hở để thực hiện hành vi phạm tội, thực hiện hành vi trục lợi pháp luật, bảo đảm an toàn và lợi ích cho các chủ thể.
Thứ tư, quan hệ giữa các bên trong quan hệ môi giới thương mại điện tử với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của mỗi quốc gia mà chủ thể tham gia có quốc tịch hoặc đặt trụ sở chính. Tính xuyên biên giới của hoạt động môi giới thương mại điện tử tạo ra những sự khó khăn nhất định cho các bên và các quốc gia trong việc thực hiện pháp luật: Khi các bên ở các quốc gia khác nhau tham gia vào hoạt động, hệ
101“Các quốc gia nơi Bitcoin là hợp pháp và bất hợp pháp”, https://www.tapchibitcoin.vn/cac-quoc-gia-noi-bitcoin-la-hop-phap-va-bat-hop-phap.html, bài viết ngày 09/03/2019. bitcoin-la-hop-phap-va-bat-hop-phap.html, bài viết ngày 09/03/2019.
thống pháp luật của mỗi nước có quy định không thống nhất về quyền, nghĩa vụ, việc lưu chuyển của đồng ngoại tệ và quản lý thuế trên không gian mạng cũng như vấn đề giải quyết tranh chấp; Việc quản lý thuế đối với hoạt động môi giới thương mại điện tử đặt ra nhiều thách thức với cơ quan thuế trong việc xác định doanh thu, chi phí, thu nhập để có thể tiến hành quản lý tiền thuế phát sinh đối với hoạt động này vào ngân sách nhà nước bình đẳng với kinh doanh truyền thống; Việc quản lý, thanh kiểm tra trong lĩnh vực môi giới thương mại điện tử xuyên biên giới gặp khó khăn bởi lĩnh vực này đòi hỏi yêu cầu cao hơn so với thanh tra thông thường; Liên quan tới việc thanh toán, nội tệ là đồng tiền của quốc gia được sử dụng trong các thanh toán khu vực. Mọi thanh toán trực tuyến được thực hiện đối với các giao dịch thương mại điện tử được xác lập trong một quốc gia đều sẽ sử dụng đồng tiền của quốc gia đó làm phương tiện thanh toán. Nội tệ cũng có thể được sử dụng làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch quốc tế tùy theo quy định của từng nước. Ngoại tệ gồm đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực102. Đối với trường hợp bên bán, bên mua và bên môi giới thương mại điện tử ở các quốc gia khác nhau, ngoại tệ được sử dụng để thanh toán được quy định trong điều khoản dịch vụ của sàn thương mại điện tử; Tính không biên giới của thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến đặt ra yêu cầu phải có một cơ chế giải quyết tranh chấp không phụ thuộc vào lãnh thổ địa lí. Tất cả những nội dung trên cần sự can thiệp, điều chỉnh của pháp luật môi giới thương mại điện tử.
Từ việc phân tích đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử, có thể rút ra khái niệm về pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử như sau: “Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh khi bên môi giới thương mại điện tử thực hiện các hoạt động để bên mua, bên bán tìm hiểu, gặp gỡ, kết nối giao dịch thương mại. Các quan hệ xã hội này được xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt thông qua phương tiện điện tử và nền tảng công nghệ của bên môi giới thương mại điện tử”.
1.2.1.2.Đặc điểm của pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử