Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2020), Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2020, trang 42-43.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 123 - 127)

khoa học hàn lâm thuần tuý, hệ quả tới dân sinh, công nghệ, nguồn thu thuế và sự phát triển chung của xã hội.

Thứ hai, việc thiếu các quy định đặc thù về phạm vi môi giới thương mại điện tử dẫn đến vẫn còn tồn tại hành vi lợi dụng hoạt động môi giới thương mại điện tử để kinh doanh theo phương thức đa cấp bất hợp pháp.

Trong thời gian gần đây, một số trường hợp, trong đó điển hình BigBuy24h.com từng được quảng bá rầm rộ không chỉ là trang thương mại điện tử mà còn là kênh trung gian giữa người mua và người bán. Tuy nhiên, hoạt động của website này có nhiều dấu hiệu vi phạm: i) Người dùng phải nạp tiền vào ứng dụng BigBuy24h mới có thể trao đổi mua bán mặt hàng; ii) Chủ thể A mở tài khoản bán hàng trên ứng dụng, sau đó A giới thiệu chủ thể B tham gia mở tài khoản bán hàng trên ứng dụng, A sẽ được hưởng lợi nhuận 2% trên tổng chiết khẩu khi B chiết khấu qua BigBuy24h (chiết khấu theo từng đơn hàng, mức chiết khấu từ 1% đến 33% tuỳ theo tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp bán hàng để đưa ra con số phù hợp. Việc chiết khấu được BigBuy24h hoàn trả dần). Sau đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã có văn bản yêu cầu dừng ngay hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử qua website Bigbuy24h.com bởi tiềm ẩn nhiều rủi ro và có những dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật trong thương mại điện tử. Việc này một lần nữa cho thấy hệ thống pháp luật quy định về môi giới thương mại truyền thống và thương mại điện tử vẫn cần thiết quy định rõ hơn về phạm vi môi giới thương mại điện tử để kịp thời điều chỉnh và quản lý các mô hình tương tự như đã nêu.

Thứ ba, có những sự thay đổi trong việc xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp luật cho thấy bên môi giới thương mại điện tử có phạm vi môi giới rộng hơn so với bên môi giới thương mại truyền thống. Cụ thể, bên môi giới thương mại điện tử có nghĩa vụ thay mặt cho bên được môi giới thương mại điện tử trong một số trường hợp. Bên môi giới thương mại truyền thống không có nghĩa vụ này trong phạm vi môi giới của mình.

Nghị định số 85/2021/NĐ-CP cho thấy tư duy pháp lý đổi mới về phạm vi của hoạt động môi giới thương mại điện tử so với Luật Thương mại năm 2005, Nghị định 52/2013/NĐ-CP, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, chủ thể môi giới thương mại điện tử (dưới dạng sàn giao dịch thương mại điện tử bán lẻ có tích hợp chức năng đặt hàng và thanh toán trực tuyến) có nghĩa vụ: i) Đại diện cho người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hàng hoá, dịch vụ do thương nhân nước ngoài cung cấp và

có trách nhiệm thông báo nghĩa vụ thuế của người bán nước ngoài khi tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam; ii) Là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng trong trường hợp một giao dịch thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử có nhiều hơn 02 bên tham gia; iii) Liên đới trách nhiệm về hàng hoá, dịch vụ bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử nếu không thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 8, 9 Điều 36167. Đây là quy định mới so với quy định của Luật Thương mại về môi giới thương mại truyền thống. Theo Luật Thương mại, chủ thể môi giới không tham gia vào quan hệ pháp luật hình thành giữa bên mua và bên bán. Tuy nhiên, theo Nghị định số 85/2021/NĐ- CP, bên môi giới thương mại điện tử có thể tham gia vào quan hệ pháp luật giữa bên mua và bên bán trong một số khâu như: đại diện thương nhân nước ngoài giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng; có thể liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ được môi giới. Nghị định 85/2013/NĐ-CP cũng mở rộng phạm vi điều chỉnh hơn so với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Điều 13 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chỉ quy định “bên thứ ba chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác trong việc cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng”. Có thể thấy, pháp luật đang sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng phạm vi vốn có của hoạt động môi giới truyền thống. Bên chủ sàn giao dịch thương mại điện tử nhân danh bên bán nước ngoài tham gia thực hiện quan hệ pháp luật giữa bên mua và bên bán.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021 Hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Theo đó, điểm đ khoản 1 Điều 8 Thông tư quy định: “Tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân theo lộ trình của cơ quan thuế. Trong thời gian chưa thực hiện được việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của cá nhân thông qua sàn theo yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật như: họ tên; số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; mã số thuế; địa chỉ; email; số điện thoại liên lạc; hàng hoá, dịch vụ cung cấp; doanh thu kinh doanh; tài khoản ngân hàng của người bán; thông tin khác liên quan”. Như vậy, bên môi giới thương mại điện tử 167 Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2021/NĐ-CP

(hoạt động dưới dạng sàn giao dịch thương mại điện tử) được liệt kê là một trong số những chủ thể thực hiện việc kê khai nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh trên sàn của mình. Nghiên cứu sinh có một số bình luận sau: Một là, pháp luật hiện hành đang quy định nghĩa vụ kê khai thuế thay và nộp thuế thay thuộc về tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử, trong đó bao gồm tổ chức là bên môi giới thương mại điện tử. Tuy nhiên, chủ thể môi giới thương mại điện tử là thương nhân gồm thương nhân cá nhân và thương nhân tổ chức. Như vậy, nghĩa vụ kê khai thuế thay và nộp thuế thay là của thương nhân tổ chức, không phải là nghĩa vụ của thương nhân cá nhân. Đó là một điều bất hợp lý và bất bình đẳng. Hai là, cách tiếp cận việc kê khai thuế thay và nộp thuế thay đã áp dụng đối với taxi công nghệ sau khi nghị định số 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực. Cơ sở lý giải cho quy định này là chủ sở hữu ứng dụng taxi công nghệ là bên quản lý giá, kiểm soát hoạt động kinh doanh và nắm doanh thu trước khi trả “tiền cước” về cho tài xế. Cung cấp thông tin khi cơ quan thuế yêu cầu là một trong những nghĩa vụ đương nhiên của bên môi giới thương mại điện tử. Tuy nhiên, nghĩa vụ kê khai thuế thay, nộp thuế thay được quy định trong Thông tư trên là nghĩa vụ rất mới, có thể coi là đặc thù của bên môi giới thương mại điện tử. Đây là nghĩa vụ không bao giờ có của bên môi giới thương mại truyền thống. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu sinh có vấn đề cần làm rõ chính là: (1) nếu đây là nghĩa vụ của bên môi giới thương mại điện tử, thì cần đưa ra sự lý giải thuyết phục bằng cách xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của hoạt động môi giới thương mại điện tử, qua đó thừa nhận phạm vi công việc cũng như nghĩa vụ đặc trưng của bên môi giới thương mại điện tử; (2) còn nếu chỉ dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của hoạt động môi giới thương mại truyền thống, hoạt động thương mại điện tử thì phải thừa nhận rằng việc kê khai thuế thay, nộp thuế thay của các chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử chỉ là trách nhiệm thu hộ nhà nước, chứ không phải nghĩa vụ của họ trong quan hệ pháp luật cung ứng dịch vụ thương mại điện tử. Như vậy họ cần được hưởng lợi ích theo thoả thuận cho việc đó.

Tuy nhiên, gần đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 100/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2021/TT-BTC. Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 100/2021/TT-BTC sửa đổi bổ sung khoản 6 Điều 18 Thông tư số 40/2021/TT-BTC đã đưa ra hai sự lựa chọn cho chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử: (1) Khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh thông qua Sàn trên cơ sở uỷ quyền theo quy định của pháp luật dân sự; (2) Sàn phối hợp với Cục thuế trong việc chia sẻ và cung cấp thông tin của cá nhân kinh doanh thông qua Sàn theo

hướng dẫn của Tổng cục Thuế để quản lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên theo Bà Tạ Thị Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Thuế thu nhập cá nhân, Tổng cục Thuế: Phương án (1) được thực hiện theo kỳ, tháng hoặc quý và chỉ thực hiện một lần và không cần thực hiện việc cung cấp thông tin. Phương án (2) cung cấp thông tin từng giao dịch trong tổng số giao dịch khổng lồ diễn ra một ngày, dữ liệu rất lớn và tiêu tốn chi phí về nhân lực, vật lực hơn so với phương án (1)168. Trong tương quan so sánh trên, phương án (1) sẽ là lựa chọn hiệu quả hơn.

2.3.2.3. Nghĩa vụ bảo mật thông tin, an toàn an ninh trong giao dịch môi giới thương mại điện tử

Thứ nhất, những quy định về bảo vệ thông tin cá nhân được quy định cụ thể, chi tiết tại các văn bản pháp luật

Giao dịch môi giới thương mại điện được thực hiện trên môi trường mạng, các bên chủ thể thực hiện thực hiện giao dịch mà không cần phải gặp mặt trực tiếp, nên nhu cầu về thông tin cá nhân rất lớn, có thể bao gồm cả những thông tin riêng tư quan trọng của các bên. Nghiên cứu cho thấy 86% người tiêu dùng tham gia khảo sát quan tâm đến chính sách bảo mật thông tin khách hàng khi mua sắm trực tuyến169. Điều đó cho thấy vai trò của việc bảo mật thông tin, an toàn an ninh trong giao dịch thương mại điện tử nói chung và hoạt động môi giới thương mại điện tử nói riêng.

Các thông tin cơ bản của bên được môi giới thương mại điện tử phải được thương nhân môi giới thương mại điện tử thu thập, xác thực và lưu giữ. Bên được môi giới thương mại điện tử phải thực hiện việc xác thực thông tin cá nhân khi đăng kí tài khoản và tham gia vào hoạt động môi giới thương mại điện tử. Việc thực hiện xác thực thông tin cần hai chủ thể thực hiện là bên được môi giới thương mại điện tử và bên môi giới thương mại điện tử. Bên được môi giới thương mại điện tử phải cung cấp thông tin cá nhân chính xác để bên môi giới thương mại điện tử thực hiện việc xác thực thông tin. Hiện nay, các doanh nghiệp đã sử dụng phương pháp xác thực bằng nhiều cách như gửi mã về số điện thoại, thư điện tử và chụp ảnh hai mặt của chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân để định danh, xác thực bên được môi giới thương mại điện tử. Việc xác thực thông tin của các bên tham gia giao kết hợp đồng môi giới thương mại điện tử là cần thiết, làm cả hai bên có sự tự ý thức giao kết

168 https://vtv.vn/kinh-te/khong-bat-buoc-san-thuong-mai-dien-tu-phai-nop-thue-thay-nguoi-ban-

20211208085213933.htm (truy cập ngày 8/12/2021)

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)