Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2021), Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2021, trang 80.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 97 - 101)

điện tử khác; (ii) quy định trên chỉ áp dụng cho thương nhân, tổ chức nước ngoài bán hàng mà không áp dụng cho cá nhân nước ngoài bán hàng; (iii) Quy định trên chỉ áp dụng trong phạm vi nền tảng môi giới Việt Nam chưa áp dụng đối với nền tảng môi giới nước ngoài mà bên mua hàng (Việt Nam) tham gia. Như vậy vẫn còn tình trạng hàng hoá lưu thông trong những trường hợp trên không chịu sự kiểm soát về chất lượng cũng như khó quản lý về thuế.

Đối với việc cá nhân, hộ kinh doanh bán hàng thông qua môi giới thương mại điện tử, việc nắm bắt thông tin về cơ sở kinh doanh của cán bộ quản lý thuế cũng gặp khó khăn. Các cơ quản quản lý thuế cũng khó xác định thuế khoán. Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 hướng dẫn Luật Quản lý thuế đã đưa ra biện pháp xử lý: ngân hàng sẽ là bên cung cấp thông tin cho cơ quan thuế về tài khoản của cùng một cá nhân bán hàng và các giao dịch của tài khoản đó trong trường hợp thanh tra, kiểm tra. Từ đó, cơ quản thuế xác định chính xác nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên cũng có những ý kiến lo ngại quy định này sẽ dẫn đến tình trạng lộ thông tin của khách hàng tại ngân hàng. Thực tiễn trên đang đặt ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến144.

Pháp luật Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc quy định thế nào là hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải bằng xe ô tô, thế nào là cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Thực tế hoạt động môi giới thương mại điện tử đang phát triển mang tính tất yếu trong bối cảnh nền kinh tế chia sẻ cùng sự thay đổi của khoa học kỹ thuật. Phạm vi hàng hoá, dịch vụ có thể được môi giới thương mại điện tử cũng vô vàn rộng lớn. Pháp luật cần tìm ra dấu hiệu chung để nhận diện một hoạt động môi giới thương mại điện tử, thể hiện vai trò đảm bảo tính tiến bộ và phát triển bền vững của xã hội. Điều kiện đối với chủ thể tham gia hoạt động này, đặc biệt là chủ thể môi giới thương mại điện tử cần có những chi tiết đặc thù hơn so với chủ thể môi giới thương mại truyền thống, vẫn cởi mở định hướng được sự phát triển của quan hệ pháp luật môi giới thương mại điện tử.

2.2. Quy định về hợp đồng môi giới thương mại điện tử

2.2.1. Hình thức của hợp đồng môi giới thương mại điện tử

144 Bộ Công thương (7/2020), Báo cáo Tổng kết 06 năm thi hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, trang 24. của Chính phủ về thương mại điện tử, trang 24.

Quan hệ môi giới thương mại điện tử phát sinh trên cơ sở hợp đồng môi giới thương mại điện tử. Cũng giống như nhiều hoạt động thương mại cụ thể khác, như môi giới thương mại, đại diện cho thương nhân, uỷ thác mua bán hàng hoá, đại lý thương mại, nhượng quyền thương mại…, khái niệm hợp đồng môi giới thương mại điện tử sẽ được tiếp cận dựa trên khái niệm hợp đồng được quy định trong Điều 385 Bộ Luật Dân sự năm 2015. Bên cạnh đó, hợp đồng môi giới thương mại điện tử cũng được tiếp cận dựa trên khái niệm hợp đồng điện tử. Theo Điều 11, mục 1, luật mẫu về Thương mại điện tử UNCITRAL năm 1996 có quy định: “Hợp đồng điện tử được hiểu là hợp đồng được hình thành qua việc sử dụng thông điệp dữ liệu”. Theo Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”. Vậy, hợp đồng môi giới thương mại điện tử có thể được hiểu là thoả thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật môi giới thương mại điện tử, được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Hợp đồng môi giới thương mại điện tử được giao kết theo một trong các cách thức sau đây:

Cách thức thứ nhất, hợp đồng môi giới thương mại điện tử có nội dung giống hợp đồng môi giới truyền thống được đưa (upload) lên các phương tiện điện tử để ký kết. Thông thường đối với cách thức này, hợp đồng đã được soạn sẵn hoàn toàn, bên được môi giới thương mại điện tử chỉ cần nhấp vào nút “Đồng ý” hoặc “Tôi đồng ý” để chấp nhận đề nghị giao kết. Với loại hợp đồng này, việc giao kết diễn ra nhanh chóng nhưng bên được môi giới thương mại điện tử sẽ bị áp đặt và bị động hơn bởi họ không có nhiều sự lựa chọn đối với các điều khoản hợp đồng, và đôi khi do ngại thay đổi, họ sẽ dễ dàng chấp nhận hợp đồng mặc dù có một số điểm bất lợi cho mình. Tuy nhiên, đứng từ góc độ của bên môi giới thương mại điện tử, khi họ xác lập quan hệ pháp luật môi giới thương mại điện tử với nhiều đối tác cùng một thời điểm, hợp đồng theo mẫu là giải pháp hiệu quả trong việc thống nhất quy trình thực hiện, phương thức giải quyết tranh chấp. Các nguyên tắc chung của hợp đồng theo mẫu (quy định tại Điều 405, 406 Bộ Luật Dân sự năm 2015) vẫn được đảm bảo trong cách thức này, đó là: công khai nội dung của hợp đồng; trường hợp hợp đồng môi giới thương mại điện tử theo mẫu có nội dung không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó; trường hợp có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính

đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực (trừ trường hợp có thoả thuận khác).

Cách thức thứ hai, hợp đồng môi giới thương mại điện tử giao kết qua email. Các bên sử dụng hàng loạt email để đưa ra đề nghị giao kết cho đến khi thỏa thuận xây dựng được hệ thống điều khoản trong hợp đồng. Loại hợp đồng này có ưu điểm nổi bật là truyền tải được nhiều chi tiết, nhiều thông tin, tốc độ giao dịch nhanh, chi phí thấp, phạm vi giao dịch rộng. Tuy nhiên, cách thức này có một nhược điểm là tính bảo mật cho các giao dịch và khả năng ràng buộc trách nhiệm của các bên còn thấp. Hợp đồng này thường được thiết lập qua nhiều email trong quá trình giao dịch, tuy nhiên, các bên thường tập hợp thành một hợp đồng hoàn chỉnh sau quá trình giao dịch để thống nhất lại các nội dung đã nhất trí trong quá trình đàm phán. Tính phổ biến của cách thức hợp đồng môi giới giao kết qua email thấp hơn so với hai cách thức còn lại. Cách thức hợp đồng này thường được sử dụng trong quan hệ giữa bên bán được môi giới và bên môi giới thương mại điện tử.

Cách thức thứ ba, hợp đồng môi giới được giao kết hoàn toàn bằng phương thức điện tử. Hợp đồng sẽ được thiết lập bằng cách người dùng nhấp chuột vào các lựa chọn phù hợp để xây dựng điều khoản. Ví dụ điều khoản về phương thức giao hàng (khách hàng nhấp chuột để lựa chọn giữa các phương thức: giao hàng tiết kiệm, Viettel Post,…), phương thức thanh toán (thanh toán khi nhận hàng - ship COD, chuyển khoản,…); đối tượng hàng hóa (loại hàng, số lượng,…), địa điểm thực hiện (khách hàng điền vào địa chỉ phù hợp);…. Tất cả các bước của quá trình giao kết đều được thực hiện qua website môi giới thương mại điện tử. Với hình thức hợp đồng này, tính bảo mật cao hơn, người dùng cũng được linh hoạt trong các lựa chọn của mình.

Hiện nay theo các quy định của pháp luật Việt Nam, hình thức của hợp đồng có thể bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể (Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 24 khoản 1 Luật Thương mại năm 2005), trong đó, hình thức văn bản được sử dụng như là một trong những hình thức chủ yếu trong các giao dịch dân sự, thương mại. Luật Thương mại năm 2005 quy định: hợp đồng mua bán hàng hoá thông qua điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản. Như vậy, các hình thức thông tin điện tử dưới dạng thông điệp dữ liệu được ghi nhận về mặt pháp lý (Điều 119 khoản 1 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 33, 34 Luật Giao dịch điện tử năm 2005) là một trong những điều kiện về hình thức (hình thức văn bản) của hợp đồng. Theo đó, các hợp đồng

được giao kết trên mạng Internet giữa các chủ thể được coi là đã tuân thủ một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng về mặt hình thức (hình thức văn bản) theo pháp luật Việt Nam. Hợp đồng môi giới thương mại điện tử dưới dạng thông điệp dữ liệu được coi là hình thức văn bản phải thoả mãn các điều kiện của việc tạo lập thông tin, gửi, nhận và lưu trữ thông tin bằng phương tiện điện tử. Căn cứ vào Điều 9 nghị định số 52/2013/NĐ-CP, hợp đồng môi giới thương mại điện tử có giá trị như bản gốc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Điều kiện thứ nhất, nội dung của hợp đồng môi giới thương mại điện tử được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp hoàn chỉnh. Nghĩa là thông điệp đó trong hợp đồng điện tử chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu. Tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử là một trong các yếu tố quan trọng để xem xét về mức độ tin cậy của hợp đồng điện tử. Biện pháp hỗ trợ cơ bản nhất để giúp phát hiện những thay đổi phát sinh của hợp đồng sau khi các bên đã thống nhất nội dung của hợp đồng là gắn chữ ký điện tử (electronic signature) của các bên (ví dụ quét chữ ký tay, hình ảnh của các bên…). Độ tin cậy, an toàn của hợp đồng sẽ đảm bảo cao hơn nếu chữ ký điện tử của các bên được một tổ chức thứ ba có uy tín chứng thực145. Tuy nhiên, để tôn trọng quyền tự do thoả thuận của các bên tham gia giao dịch và tránh tạo gánh nặng chi phí hoặc khó khăn kỹ thuật khi phải sử dụng thêm công nghệ với mục đích để tăng tính toàn vẹn của hợp đồng điện tử, pháp luật không quy định bắt buộc các bên phải áp dụng công nghệ. Theo đó, các bên có quyền thỏa thuận về việc sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch; sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực; lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa thuận chữ ký điện tử có chứng thực. Song, để tránh rủi ro, sai sót trong thực hiện hợp đồng điện tử, đối với những thương vụ kinh doanh lớn, các bên lần đầu giao dịch có thể lập một hợp đồng bằng định dạng PDF của Adobe (là loại định dạng khó bị thay đổi) và gắn kèm chữ ký số được chứng thực của các bên. Cách thức này đảm bảo tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu vì nếu trường hợp có sự thay đổi nội dung hợp đồng sau khi ký thì chữ ký số sẽ biến mất.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)