Một số nội dung cụ thể quản lý nhà nước về môi giới thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 135 - 138)

170 Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2020), Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2020, trang 89.

2.4.2. Một số nội dung cụ thể quản lý nhà nước về môi giới thương mại điện tử

2.4.2.1. Thẩm quyền quản lý nhà nước về môi giới thương mại điện tử

Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Cụ thể, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số là tổ chức thuộc Bộ Công thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử và hoạt động kinh tế số; tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, uỷ quyền của Bộ trưởng.

Theo quyết định số 3839/QĐ-BCT ngày 05/10/2017 của Bộ Công thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, đơn vị này sẽ thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý hoạt động thương mại điện tử nói chung, hoạt động môi giới thương mại điện tử nói riêng, gồm: a) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng để trình Bộ trưởng ban hành

hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, kế hoạch, cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ và phát triển thương mại điện tử;

b) Hướng dẫn, thẩm định, chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng kết tình hình thực hiện các chiến lược, kế hoạch, cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực thương mại điện tử;

c) Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về thương mại điện tử đối với tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trên phạm vi cả nước; thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về thương mại điện tử; d) Là đầu mối tiếp nhận và giải quyết thủ tục đăng ký, thông báo và cấp phép cho hoạt động thương mại điện tử theo quy định của pháp luật; giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại điện tử theo thẩm quyền; đ) Tham mưu quản lý Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia; chủ trì hoặc tham gia triển khai các dự án, đề án, chương trình phát triển thương mại điện tử; e) Thẩm định các dự án, đề án, chương trình liên quan đến thương mại điện tử theo thẩm quyền; g) Chủ trì xây dựng và triển khai nhiệm vụ thống kê, chương trình thống kê quốc gia về thương mại điện tử; h) Chủ trì hoặc tham gia triển khai các hoạt động hỗ trợ ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Tham mưu cho Bộ trưởng quản lý nhà nước đối với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thương mại điện tử.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

2.4.2.2. Quản lý website, ứng dụng môi giới thương mại điện tử

Theo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Nghị định số 08/2018/NĐ- CP, Nghị định số 85/2021/NĐ-CP, Thông tư số 47/2014/TT-BCT, Thông tư số 21/2018/TT-BCT, việc quản lý website, ứng dụng môi giới thương mại điện tử như sau:

Về điều kiện thiết lập website môi giới thương mại điện tử, ứng dụng môi giới thương mại điện tử: Đối tượng được thiết lập các website, ứng dụng môi giới thương mại điện tử là các thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật. Mục đích của việc đăng ký là nhằm hướng dẫn các thương nhân cung cấp dịch vụ môi giới thương mại điện tử thiết lập website, ứng dụng theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời tạo điều kiện để cơ quan quản lý nhà nước thống kê và theo dõi hoạt động của những website, ứng dụng môi giới thương mại điện tử này. Việc xác nhận đăng ký cho một website, ứng dụng môi giới thương mại điện tử không có nghĩa là xác

nhận hay đảm bảo uy tín kinh doanh và chất lượng hàng hoá, dịch vụ giao dịch trên website, ứng dụng đó.

Về thủ tục đăng ký: Thực hiện trực tuyến thông qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn, được hướng dẫn cụ thể tại Mục 2 chương II Thông tư số 12/2013/TT-BCT, mục 2 chương II Thông tư số 47/2014/TT-BCT, Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 21/2018/TT-BCT.

Về thời điểm đăng ký: thương nhân cung cấp dịch vụ môi giới thương mại điện tử phải tiến hành đăng ký website, ứng dụng di động môi giới thương mại điện tử sau khi website, ứng dụng đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án tại hồ sơ, nhưng trước khi website, ứng dụng chính thức cung cấp dịch vụ môi giới thương mại điện tử tới người dùng. Quy định này nhằm đảm bảo cho cơ quan cấp đăng ký có thể rà soát, đối chiếu giữa thông tin thực tế hiển thị trên website, ứng dụng với những thông tin được cung cấp tại hồ sơ đăng ký, đồng thời tạo điều kiện để cơ quan cấp đăng ký tư vấn cho thương nhân chỉnh sửa, bổ sung những thông tin còn thiếu trước khi website, ứng dụng đi vào hoạt động, nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người sử dụng dịch vụ. Khi xác nhận đăng ký, Bộ Công thương sẽ gửi cho thương nhân qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký một đoạn mã để gắn lên website, ứng dụng môi giới thương mại điện tử, thể hiện thành biểu tượng đã đăng ký. Khi chọn biểu tượng này, người sử dụng được dẫn về phần thông tin đăng ký của thương nhân môi giới thương mại điện tử tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Về thẩm quyền đăng ký: Bộ Công thương (cụ thể là Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ, xác nhận đăng ký và quản lý, giám sát hoạt động của các website, ứng dụng cung cấp dịch vụ môi giới thương mại điện tử.

Hiện nay, trên website: www.online.gov.vn chỉ ghi nhận tổng số website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử nói chung (1148 website) và ứng dụng di động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử nói chung (226 ứng dụng), trong đó sàn giao dịch thương mại điện tử (là hình thức hoạt động phổ biến của môi giới thương mại điện tử chiếm) 86,2%. Nhìn chung, qua các báo cáo Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam hàng năm, có thể thấy, số lượng các website, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đã được xác nhận đăng ký đều tăng. Trong đó, sàn giao dịch thương mại điện

tử được xác nhận đăng ký năm 2013 là 283 sàn, năm 2019 ghi nhận gần 1000 sàn 178. Điều đó, một mặt thể hiện sự phát triển của hoạt động môi giới thương mại điện tử, một mặt thấy được hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đăng ký. Đây là bước quan trọng trong việc minh bạch hoá thông tin, hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ người tiêu dùng trong giải quyết tranh chấp. Thông qua Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử, người truy cập có thể tiếp cận thông tin về quy trình đăng ký, đồng thời đây cũng là kênh cảnh báo về các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại điện tử cũng như thông tin về những website, ứng dụng vi phạm pháp luật.

2.4.2.3. Các hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong môi giới thương mại điện tử

Hoạt động đánh giá tín nhiệm website, ứng dụng môi giới thương mại điện tử: Đây là hoạt động tương đối đặc thù và thường được các đơn vị truyền thông, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, hiệp hội ngành hàng thực hiện ở những quy mô khác nhau. Việc đánh giá tín nhiệm website, ứng dụng môi giới thương mại điện tử có thể phản ánh ý kiến chủ quan của người tiêu dùng, hoặc dựa trên một bộ tiêu chí khách quan của các chuyên gia, nhưng cơ quan đánh giá sẽ phải chịu trách nhiệm về đánh giá của mình. Đa số hoạt động đánh giá tín nhiệm hiện nay được thực hiện không thường xuyên. Theo Điều 61 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, điều kiện tiến hành hoạt động đánh giá tín nhiệm là các thương nhân, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam; độc lập về mặt tổ chức và tài chính với các thương nhân sở hữu website, ứng dụng môi giới thương mại điện tử được đánh giá tín nhiệm; có bộ tiêu chí và quy trình đánh giá được công bố công khai, minh bạch, áp dụng thống nhất cho các đối tượng được đánh giá. Những chủ thể thực hiện hoạt động đánh giá tín nhiệm phải đăng ký với Bộ Công thương.

Hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử: Các chứng từ, hợp đồng điện tử được xác nhận bởi tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử sẽ có giá trị tham chiếu khi giải quyết các tranh chấp thương mại về sau. Điều 63 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định số 85/2021/NĐ-CP quy định về chủ thể cung

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 135 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)