Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 147 - 148)

178 Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2020), Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2020.

3.2. Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử

bên được môi giới thương mại điện tử, khách hàng mang quốc tịch/đặt trụ sở chính là điều tất yếu. Bên cạnh đó, nhu cầu tham gia vào hoạt động môi giới thương mại điện tử luôn tất thường trực tất yếu trong nhịp sống hiện nay. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử mang tính cấp thiết không chỉ với pháp luật Việt Nam nói riêng mà còn cả pháp luật các quốc gia nói chung.

3.2. Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử thương mại điện tử

Hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử cần dựa trên những nguyên tắc xây dựng pháp luật chung. Nguyên tắc xây dựng pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo phản ánh khái quát những sự việc khách quan liên quan tới quá trình "nâng" ý chí nhà nước lên thành pháp luật. Đây là những cơ sở quan trọng của toàn bộ quá trình xây dựng pháp luật, đòi hỏi tất cả các chủ thể tham gia phải nghiêm chỉnh tuân theo. Việc xác định các nguyên tắc xây dựng pháp luật phải vừa xuất phát từ thực tế khách quan, từ đường lối chính trị của đất nước vừa xuất phát từ bản chất, vai trò của pháp luật để đảm bảo việc thể hiện đầy đủ ý chí và lợi ích của nhà nước, nhân dân trong các qui định pháp luật. Từ cách tiếp cận trên cho thấy hoạt động xây dựng pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử ở Việt Nam cần được tiến hành dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền; Nguyên tắc khách quan; Nguyên tắc khoa học; Nguyên tắc dân chủ; Nguyên tắc pháp chế; Nguyên tắc bảo đảm sự hài hoà về lợi ích giữa các lực lượng xã hội; Nguyên tắc bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng pháp luật; Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi của các quy định pháp luật; Nguyên tắc hài hoà hoá pháp luật trong hoạt động xây dựng pháp luật.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đang tích cực tham gia và ủng hộ sự phát triển của thương mại điện tử, lý do rất đơn giản là thương mại điện tử đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thừa nhận rằng sẽ có rất nhiều rủi ro trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên mạng, đòi hỏi phải có cơ chế điều chỉnh pháp luật phù hợp để có thể bảo đảm an toàn cho các loại giao dịch này. Pháp luật là công cụ để phát triển kinh tế- xã hội. Nhận thức này giúp cho chủ thể có thẩm quyền có thái độ tích cực, chủ động trong việc xử lý các vấn đề phát sinh từ đời sống kinh tế - xã hội. Nếu chỉ dừng lại ở tư duy cho rằng pháp luật là công cụ

quản lý nhà nước, thì dường như nhà hoạch định chính sách, nhà soạn thảo luật bị trói buộc bởi các thiết chế hành chính, pháp lý hiện hành. Vì vậy, hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử cũng cần đảm bảo thống nhất theo bảy yêu cầu cụ thể sau:

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 147 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)