Pháp luật môi giới thương mại điện tử phải đảm bảo tính an toàn trong hoạt động môi giới thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 149 - 150)

178 Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2020), Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2020.

3.2.3. Pháp luật môi giới thương mại điện tử phải đảm bảo tính an toàn trong hoạt động môi giới thương mại điện tử

đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản v.v… Bên cạnh đó, pháp luật cũng cần xác định rõ nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng như phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh, nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.

3.2.3. Pháp luật môi giới thương mại điện tử phải đảm bảo tính an toàn trong hoạt động môi giới thương mại điện tử động môi giới thương mại điện tử

An toàn và tin cậy là các yếu tố mà người tham gia hoạt động môi giới thương mại điện tử phải cân nhắc trước khi quyết định tham gia. Nếu người sử dụng cảm thấy thông tin về giao dịch của họ không được đảm bảo an toàn, có thể bị sửa đổi, họ sẽ không tham gia môi giới thương mại điện tử. Bên cạnh đó, người sử dụng cũng đặt ra các câu hỏi rằng, có gì đảm bảo để thông tin gửi đi không bị thay đổi trong quá trình gửi hay không? Làm sao chứng minh thông điệp đã được gửi hay đã được nhận? Vấn đề đặt ra là cần phải có các giải pháp để đảm bảo rằng thông tin truyền tải trên mạng không được truy cập hay sao chép bởi bên thứ ba ngoài người gửi và người nhận; xây dựng một quy trình kiểm soát thông tin và xác nhận thông tin đầu cuối của

quá trình truyền tải thông tin trong giao dịch của môi giới thương mại điện tử. Để đạt được mục tiêu này, trước hết phải xây dựng được hạ tầng viễn thông an toàn, trên đó có các phương tiện để bảo vệ thông tin, tránh khám phá, sử dụng trái phép. Bên cạnh đó, cần phải có một hành lang pháp lý đầy đủ phân định rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể tham gia môi giới thương mại điện tử ở tất cả các công đoạn của giao dịch thương mại mà tính an toàn, độ tin cậy bị đe dọa như máy trạm, máy chủ, đường truyền... Mặt khác, pháp luật cũng cần có quy định về nhận thức của các chủ thể tham gia giao dịch phải tự bảo vệ mình bằng các biện pháp kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 149 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)