Khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng năm 2018.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 71 - 75)

nền tảng công nghệ thông tin thông qua phương tiện điện tử. Vì vậy, các quy định của pháp luật được ban hành còn cần phù hợp với sự điều chỉnh môi trường cơ sở hạ tầng hiện đại. Phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật còn bao gồm cả các nội dung như mở rộng nghĩa vụ của các chủ thể đối với nhau, mở rộng nghĩa vụ của các chủ thể với cơ quan nhà nước, kỹ thuật, thanh toán, an ninh mạng, cạnh tranh…

Thứ hai, pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử thường lạc hậu nhanh so với thực tế phát triển của hoạt động môi giới thương mại điện tử

Chúng ta đều biết ý thức pháp luật thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Thông thường, ý thức pháp luật bao gồm tổng thể những học thuyết, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật. Sự đánh giá về tính hợp pháp đối với các hành vi pháp lý ở thời điểm hiện tại vẫn có thể không dự đoán bao trùm hết được những thực tế sẽ xảy ra ở tương lai. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, liên tục có những hành vi sử dụng, ứng dụng công nghệ mới, thiết bị mới vào mục đích thương mại trong khi hoàn cảnh chưa chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử hiện nay được đặt trong bối cảnh: i) sự hội nhập kinh tế sâu rộng, mạnh mẽ giữa các khu vực, các quốc gia; ii) sự phát triển của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo đạt được thành tựu vượt bậc; iii) mô hình kinh tế chia sẻ đang được xem là giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề như tiêu dùng quá mức, phân phối nguồn lực tài nguyên không hiệu quả và ô nhiễm môi trường. Những yếu tố này chi phối đến tính hiện đại và cấp thiết của pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử.

Pháp luật các quốc gia, trong đó có Việt Nam, chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố quốc tế, đòi hỏi các quy định pháp luật phù hợp với những chuẩn mực chung của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Việc mở rộng quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng dân chủ đã tạo điều kiện cho các chủ thể được tự do sáng tạo và khai thác quyền kinh doanh của mình một cách hiệu quả. Các chủ thể biết được quyền, nghĩa vụ của mình, từ đó có cơ sở để lựa chọn và thực hiện hành vi một cách phù hợp. Pháp luật tạo cho các chủ thể khả năng sử dụng quyền đã được quy định để phục vụ lợi ích của mình, đồng thời nghĩa vụ tuân thủ để đảm bảo lợi ích của chủ thể khác. Trong quá trình thực hiện pháp luật đó, các quan hệ pháp luật môi giới thương mại điện tử liên tục được cập nhật hiện đại, ứng dụng tinh vi tỷ lệ thuận với tốc độ phát kiến sáng tạo của con người. Và chúng lại tác động trở lại, đặt ra yêu cầu về tính dự đoán, dự báo của pháp luật.

Thứ ba, pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử gồm quy phạm pháp luật và quy tắc xử sự chung của các bên được nhà nước thừa nhận (quy chế sàn giao dịch môi giới thương mại điện tử)

Pháp luật thực định gồm tất cả những gì mà nhà nước thừa nhận, đặt ra để có thể áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong cuộc sống. Hệ thống pháp luật về môi giới thương mại điện tử chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau, được sắp xếp một cách thống nhất, phù hợp với nhau theo trật tự thang bậc giá trị pháp lý của chúng. Việc xem xét hệ thống pháp luật về môi giới thương mại điện tử ở phương diện này đã bao hàm trong nó tất cả các quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra và cả những quy tắc xử sự được nhà nước thừa nhận là pháp luật. Trong đó, kể đến quy chế sàn giao dịch môi giới thương mại điện tử (sàn giao dịch môi giới thương mại điện tử là website, ứng dụng của bên môi giới thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên đó). Quy chế quản lý hoạt động của sàn giao dịch môi giới thương mại điện tử không chỉ tuân thủ các quy định của pháp luật quốc gia nơi sàn đăng ký hoạt động, mà còn ghi nhận sự tự do thoả thuận giữa các bên tham gia.

Thông thường, quy chế hoạt động của sàn giao dịch môi giới thương mại điện tử gồm các nội dung chủ yếu như: Quyền và nghĩa vụ của các bên; Mô tả quy trình giao dịch đối với từng loại giao dịch có thể tiến hành trên sàn giao dịch môi giới thương mại điện tử; Hoạt động rà soát và thẩm quyền xử lý của bên môi giới thương mại điện tử khi phát hiện các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn môi giới thương mại điện tử; Giới hạn trách nhiệm của bên môi giới thương mại điện tử trong những giao dịch thực hiện trên nền tảng môi giới thương mại điện tử; Các quy định về an toàn thông tin, quản lý thông tin trên nền tảng môi giới thương mại điện tử; Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến giao dịch tiến hành trên nền tảng môi giới thương mại điện tử; Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ môi giới thương mại điện tử; Biện pháp xử lý các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên nền tảng môi giới thương mại điện tử; Biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động của sàn môi giới thương mại điện tử. Về tinh thần chung, nội dung quy chế quản lý hoạt động của sàn giao dịch môi giới thương mại điện tử sẽ bảo đảm lợi ích chính đáng cơ bản của các bên tham gia vào hoạt động, kể cả mỗi bên có trụ sở hay quốc tịch ở các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật khác nhau, thậm chí có những quốc gia có một số quy định

pháp luật xung đột với nhau. Trong không gian hoạt động thương mại phi biên giới và bối cảnh nền kinh tế số, như có ý kiến từng nói, chính quy chế quản lý hoạt động của sàn giao dịch môi giới thương mại điện tử trở thành nguồn luật điều chỉnh hiệu quả trực tiếp, tác động nhanh, giải quyết được nhu cầu và nguyện vọng cấp thiết của thực tế hoạt động hơn so với việc thống nhất xây dựng các quy phạm pháp luật.

Thứ tư, pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử phải cân bằng giữa mục tiêu quản lý xã hội và phát triển kinh tế số hội nhập.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, về bản chất, pháp luật là hiện tượng vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính xã hội. Mỗi một kiểu nhà nước, hình thức nhà nước có tính giai cấp và tính xã hội không giống nhau. Trong khi đó, pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại điện tử chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố quốc tế do vị trí của chủ thể tham gia ở các quốc gia khác nhau, hàng hóa được trao đổi thanh toán giữa những vùng lãnh thổ khác nhau. Điều đó có tác động đến pháp luật về môi giới thương mại điện tử. Tính giai cấp cũng như tính xã hội của hệ thống pháp luật về môi giới thương mại điện tử nói riêng không chỉ dừng lại ở cấp độ ở trong lãnh thổ quốc gia, mà còn thể hiện ở cấp độ giữa quốc gia này với các quốc gia khác trong hoạt động kinh tế số hội nhập xuyên biên giới. Sự ảnh hưởng này thể hiện trên cả hai phương diện là tích cực và khó khăn. Về phương diện tích cực, yếu tố quốc tế hiện đại đòi hỏi pháp luật cập nhật trong nội dung điều chỉnh, xu hướng xây dựng. Về phương diện khó khăn, yếu tố quốc tế đặt ra yêu cầu và thách thức đối với pháp luật mỗi quốc gia khi phải giải quyết hài hòa những vấn đề liên quan đến việc xung đột pháp luật xuất phát từ lãnh thổ quốc gia, dung hoà thống nhất tính giai cấp và tính xã hội.

1.2.2. Cấu trúc pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại điện tử

1.2.2.1.Cấu trúc pháp luật thế giới điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại điện tử.

Hiện nay, pháp luật các quốc gia điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại điện tử thông qua hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại truyền thống và hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử. Như đã nêu, hai hệ thống pháp luật này cùng điều chỉnh cơ bản các vấn đề pháp lý đối với hoạt động môi giới thương mại điện tử. Vốn dĩ, khi ban hành và xây dựng các quy định, từng hệ thống pháp luật hướng tới đối tượng điều chỉnh cụ thể và độc lập, đó là hoạt động môi giới thương mại truyền thống và hoạt động thương mại điện tử. Trước sự sáng tạo của nhà đầu tư, sự thay đổi về cách thức mua sắm, sự phát triển công nghệ,

hoạt động môi giới thương mại truyền thống có bước thay đổi chuyển mình để bắt kịp xu thế. Vì lẽ đó, tất yếu, nó cùng một lúc chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật về môi giới thương mại truyền thống và thương mại điện tử.

a)Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại truyền thống

Trong số các hệ thống pháp luật cơ bản, hệ thống pháp luật châu Âu lục địa là hệ thống pháp luật có nhiều thành viên nhất, chiếm 48% số quốc gia trên thế giới. Căn cứ vào nội dung cụ thể của từng loại hoạt động và tư cách của bên trung gian trong quan hệ với bên thứ ba, pháp luật châu Âu lục địa chia các hình thức hoạt động trung gian thành ba loại cơ bản là: đại diện thương mại, ủy thác thương mại và môi giới thương mại106. Môi giới thương mại được pháp luật nhiều nước quy định. Ví dụ, thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, vấn đề này được pháp luật các quốc gia quy định như Bộ Luật Thương mại Pháp năm 2005 quy định từ Điều L131-1 đến Điều L131-11 thiên III quyển 1, Bộ Luật Thương mại Nhật Bản năm 1899 từ Điều 543 đến 550, Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan năm 1925 từ Điều 845 đến 849, Luật Hợp đồng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1990 từ Điều 424 đến Điều 427. Ngoài ra, các hoạt động môi giới trong lĩnh vực thương mại đặc thù như môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm… còn được quy định trong các luật riêng. Mặt khác, ở các nước này, hoạt động môi giới thương mại được xác định là một loại giao dịch dân sự đặc thù nên còn được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự.

Khác với các nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, hệ thống pháp luật Anh – Mỹ không chia hoạt động thương mại qua người trung gian thành nhiều hình thức rõ rệt. Các nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ lại quy định “agency” là một loại hoạt động qua trung gian và “agent” là một loại người trung gian107. Do vậy, quy định riêng về môi giới thương mại là không có. Tại các nước này, không có sự phân biệt pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng ủy quyền nhằm mục đích kinh doanh và các quan hệ ủy quyền nhằm mục đích khác. Những người môi giới chứng khoán (stock - brokers), môi giới bảo hiểm (insurance brokers)… đều là biểu hiện của người đại diện108. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ ủy quyền bất kể nhằm mục

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)