ThS Trần Phương Anh (2019), Giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) – Kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng tại Việt Nam, Hội thảo khoa học “Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng các phương thức

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 59 - 62)

áp dụng tại Việt Nam, Hội thảo khoa học “Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế - Lý luận và thực tiễn”, Đại học Luật Hà Nội, trang 98

93 Mohamed S. Abdel Wahad, Ethan Katsh & Dianel Rainey (2012), Online Dispute Resolution: Theory and Practice – A Treatise on Technology and Dispute Resolution, Elevent International Publishing, The Practice – A Treatise on Technology and Dispute Resolution, Elevent International Publishing, The Newtherlands, ISBN 978- 94- 90947-25-5

1.1.4. Phân loại hoạt động môi giới thương mại điện tử

1.1.4.1. Căn cứ vào phương thức hoạt động, môi giới thương mại điện tử chia thành hai nhóm là:

a) Bên môi giới thương mại điện tử chỉ đơn thuần môi giới cho bên mua – bên bán mua bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trên giao diện điện tử của mình.

Theo đó, người môi giới thiết lập một website hay ứng dụng phần mềm thuộc sở hữu của mình. Nó đóng vai trò giống như “chợ ảo”. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng công nghệ của bên môi giới (Ví dụ thực tiễn: sàn giao dịch thương mại điện tử). Bên cạnh nhiệm vụ thiết kế một sàn môi giới thương mại điện tử dịch tiện ích, bên môi giới cần tổ chức các bộ phận để hỗ trợ cho hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra tại đó như: bộ phận quản lý sàn môi giới thương mại điện tử, bộ phận quản lý bán hàng trực tuyến, hệ thống xác minh thông tin trên đơn đặt hàng của khách hàng, bộ phận kho vận- vận chuyển hàng hóa…

Tại đây, các tổ chức, cá nhân khác có thể bán sản phẩm, dịch vụ; khách hàng có thể đọc và xem thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ, người bán một cách thuận tiện nhất; việc khách hàng thanh toán qua mạng cũng được tạo điều kiện thuận lợi. Một số website đang hoạt động theo hình thức này như tiki, enbac, shoppee…

b) Bên môi giới thương mại điện tử tiến hành hoạt động môi giới gắn kèm giải pháp độc đáo riêng

Theo đó, bên môi giới thương mại điện tử thiết lập website/ứng dụng di động để cung cấp giải pháp độc đáo nhằm môi giới cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân có thể tổ chức bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ , ví dụ như: đấu giá trực tuyến, mua theo nhóm, … Với những bên môi giới thương mại điện tử cung cấp giải pháp độc đáo này, để hoạt động môi giới chỉ diễn ra thành công, các bên còn cần đáp ứng thêm cả những điều kiện riêng nhất định (đã được trình bày trong mục 1.1.3.4).

Đấu giá trực tuyến là hình thức mà người mua và người bán tham gia trên một cửa hàng ảo và được quyền đưa ra giá do mình tạo ra. Thương nhân, tổ chức, cá nhân có thể tổ chức đấu giá cho sản phẩm của mình ở trên đó. Ebay (www.ebay.com) là ví dụ điển hình cho mô hình này. Tuy nhiên, khi tham gia mô hình đấu giá trực tuyến, thời gian khách hàng muốn có được sản phẩm sẽ lâu hơn so với mua hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử với mức giá nhất định. Ngoài ra còn mô hình đấu giá ngược (Reverve Auction Mode), người mua chào giá theo ý muốn của mình, các nhà cung cấp sẽ căn cứ vào đó để quyết định bán giá sản phẩm theo mức giá mà người

mua đề nghị hay không. PriceLine (www.priceline.com) hoạt động theo mô hình này. Đây là nơi mà các nhà cung cấp dịch vụ hàng không, khách sạn tìm đến để xem mình có thể đáp ứng được mức giá do người mua đưa ra hay không. Mô hình này đem lại cho người mua lợi ích nhiều nhất, thích hợp với các hợp đồng mua bán lớn. Bản chất của mô hình đấu giá ngược này giống với hoạt động đấu thầu trực tuyến.

Mô hình mua theo nhóm còn được gọi là Groupon (được ghép với hai từ “group” – nhóm và “coupon” – phiếu giảm giá). Khách hàng tham gia vào mô hình này có cơ hội được mua sản phẩm, dịch vụ giảm giá. Một số mô hình mua theo nhóm tại Việt Nam như nhommua, muachung, hotdeal. Tuy nhiên, điều kiện để mua được sản phẩm là: số lượng người mua cùng loại sản phẩm đó phải đạt được con số nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một công cụ tiếp thị sản phẩm hiệu quả với người bán, đồng thời giúp họ có được số lượng lớn khách hàng chỉ sau một thời gian ngắn. Một số doanh nghiệp sử dụng mô hình này để bán sản phẩm tồn kho hay trong mùa thấp điểm (nhà hàng, khách sạn). Groupon là mô hình kết hợp giữa môi giới thương mại điện tử và quảng cáo.

1.1.4.2. Căn cứ vào nhóm đối tượng hàng hóa, dịch vụ được môi giới, môi giới thương mại điện tử được chia thành hai nhóm là: Môi giới cho bên bán cung cấp hàng hóa, tài sản, dịch vụ tự do lưu thông; Môi giới cung cấp hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có sự thống nhất về khái niệm, bản chất của hoạt động môi giới thương mại điện tử. Hoạt động này lại được thực hiện thông qua phương tiện mang tính hiện đại, tính vận động không ngừng và tính tích hợp đặc trưng. Chính vì vậy, đôi lúc vấn đề pháp lý gây tranh cãi lại xuất phát từ chính đối tượng hàng hóa, tài sản, dịch vụ được môi giới. Ví dụ thực tiễn có thể kể đến là hình thức vận tải Uber, Grab, có cả hình thức vận tải bằng xe ô tô và hình thức vận tải bằng xe mô tô hai bánh. Tuy nhiên, làn sóng phản đối dữ dội liên quan đến các yếu tố pháp lý lại xảy ra đối với hình thức vận tải bằng xe ô tô (là một dịch vụ kinh doanh có điều kiện) chứ không xảy ra đối với hình thức vận tải bằng xe mô tô hai bánh (là một dịch vụ tự do kinh doanh). Trong hoạt động môi giới thương mại truyền thống, bên môi giới có nghĩa vụ cơ bản là chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của bên được môi giới. Tuy nhiên, đối với hoạt động môi giới thương mại điện tử, đặc biệt liên quan đến hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, thì chỉ nghĩa vụ đó chưa đủ tạo ra tính khả thi trong quy định pháp luật về môi giới thương mại điện tử. Một số vấn đề pháp lý cần điều chỉnh như trách nhiệm của bên môi giới thương mại điện tử đối

với chất lượng sản phẩm, dịch vụ được giao dịch trên giao diện môi giới thương mại điện tử, nghĩa vụ tài chính của các bên có liên quan, đầu mối giám sát và quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh…

Rõ ràng, trong quá trình nghiên cứu và xây dựng các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động môi giới thương mại điện tử, nhiều trường hợp, yếu tố đối tượng hàng hóa, dịch vụ được môi giới cũng cần được xét đến để có những giải pháp pháp lý toàn diện. Xét trên tiêu chí này, có thể phân loại hoạt động môi giới thương mại điện tử thành hai nhóm:

Thứ nhất, môi giới cho bên bán cung cấp hàng hóa, tài sản, dịch vụ tự do lưu thông. Đối tượng của giao dịch mua bán được tiến hành trên giao diện môi giới thương mại điện tử đều là hàng hoá, tài sản, dịch vụ tự do lưu thông. Chúng rất đa dạng chủng loại, lĩnh vực, phổ biến trong cuộc sống, thiết yếu với nhu cầu sử dụng của mọi người.

Thứ hai, môi giới cung cấp hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện. Đối tượng của giao dịch mua bán được tiến hành trên giao diện môi giới thương mại điện tử là hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện. Những hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện được quy định trong văn bản pháp luật ở mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, nhóm hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trước đây được quy định tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP, văn bản hợp nhất số 19/VBHN- BCT ngày 9/5/2014 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điêu kiện, Luật Đầu tư năm 2014 và hiện nay là Luật Đầu tư năm 2020. Tại Việt Nam, điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện 94. Về cơ bản, tiêu chí cốt lõi để xác định điều kiện đầu tư kinh doanh là “lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng”95. Vì vậy, các cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hoá, dịch vụ này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh như: giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận, các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật, các điều kiện mà không cần phải có văn bản xác nhận, chấp thuận...

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)