Khoản 11 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP: Website đấu giá trực tuyến là website thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 64 - 65)

cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.

đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ. Bên môi giới có thể tiến hành các công việc ngoài phạm vi môi giới, nhưng lúc đó, bản chất quan hệ giữa bên môi giới và bên được môi giới đã chuyển sang một quan hệ khác như ủy quyền, đại diện cho thương nhân, ủy thác mua bán hàng hóa…Điều này phụ thuộc vào nhu cầu và sự thỏa thuận của các bên trong từng trường hợp cụ thể. Trong hoạt động môi giới thương mại truyền thống, ranh giới lãnh thổ được xác định tương đối rõ ràng.

Trong khi đó, lợi thế thương mại điện tử giúp cho các hoạt động môi giới thương mại điện tử tăng khả năng kết nối giữa bên mua và bên bán một cách toàn cầu, đối lập hẳn với hoạt động thương mại truyền thống nơi mà các nhà môi giới bị giới hạn trong một khu vực nhất định, trong thị trường mang tính địa phương, cục bộ. Do đặc thù của hình thức giao dịch, thực tiễn phát triển, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hoạt động môi giới thương mại điện tử có sự phức hợp nhất định. Thường các bên môi giới thương mại điện tử hiếm khi chỉ làm mỗi nhiệm vụ đơn lẻ là kết nối bên mua và bên bán với nhau, để các bên tự mình giao kết và thực hiện hợp đồng. Bên môi giới còn tiến hành thêm các hoạt động hỗ trợ khác như vận kho, vận chuyển, hỗ trợ thanh toán, quản lý đơn hàng…. Hoạt động môi giới thương mại điện tử có tính xuyên biên giới, ranh giới lãnh thổ dường như bị xóa mờ. Việc xác định và nhận diện tính độc lập của bên môi giới để loại trừ yếu tố “vai trò quyết định chi phối” đối với bên được môi giới không hề đơn giản. Để có thể nhận diện được tính độc lập này, nhiều vấn đề, khía cạnh cần được xem xét đồng thời và toàn diện.

1.1.6. Vai trò của hoạt động môi giới thương mại điện tử

Đối với khách hàng: Thông qua hoạt động môi giới thương mại điện tử, khách hàng có thể thuận lợi lựa chọn được hàng hóa, tài sản, dịch vụ mà mình mong muốn bất kể yếu tố không gian và thời gian. Bên cạnh đó, việc chọn lựa của khách hàng dựa trên sự so sánh toàn diện về mặt thông tin, giá cả thậm chí dựa trên cả sự đánh giá của khách hàng từng thực hiện giao dịch với bên bán hay từng mua sản phẩm, dịch vụ. Theo quan điểm của Philip Kotler – một nhà marketing nổi tiếng, tổng chi phí của khách hàng khi mua và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ được hiểu là toàn bộ những hao phí, phí tổn mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm, dịch vụ bao gồm tiền để mua hàng hóa, chi phí về thời gian, sức lực và tinh thần mà người mua đã bỏ ra để có được sản phẩm, dịch vụ 97. Theo như vậy, tham gia vào hoạt động môi

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)