Bộ Công thương (2020), Báo cáo rà soát pháp luật và kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử, trang 29.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 166 - 167)

tử, trang 29.

205TS Đỗ Giang Nam, Khoa Luật – ĐHQGHN (2021), Trách nhiệm dân sự của nền tảng trực tuyến theo Luật mẫu của Việt Luật Châu Âu – Kinh nghiệm cho Việt Nam, Hội thảo khoa học “Mô hình kinh tế chia sẻ, những mẫu của Việt Luật Châu Âu – Kinh nghiệm cho Việt Nam, Hội thảo khoa học “Mô hình kinh tế chia sẻ, những vấn đề pháp lý đặt ra” do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 16/4/2021

đới cùng bên bán được môi giới, thì cần đưa ra sự lý giải thuyết phục bằng cách xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của hoạt động môi giới thương mại điện tử, qua đó thừa nhận phạm vi công việc cũng như nghĩa vụ đặc trưng của bên môi giới thương mại điện tử. Khi đó, cũng cần ghi nhận nghĩa vụ này ở các hình thức môi giới thương mại điện tử cụ thể khác.

3.3.4.3. Nghĩa vụ bảo mật thông tin, an toàn an ninh trong giao dịch môi giới thương mại điện tử

Cần bổ sung quy định: Khi thu thập thông tin cá nhân, bên môi giới thương mại điện tử phải công khai mục đích thu thập, các loại thông tin được thu thập; Thông tin cá nhân của một người không được phép cung cấp cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của người đó trừ trường hợp đặc biệt, cấp thiết, được pháp luật quy định cụ thể, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin cá nhân của người dùng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ lợi ích của chính cá nhân đó và lợi ích chung của cộng đồng, xã hội. Cụ thể:

Pháp luật cần quy định rõ ràng những loại thông tin cá nhân nào được coi là cơ bản, loại thông tin cá nhân nào được coi là nhạy cảm, cần phải xử lí đặc biệt.

Điều 17 Luật An ninh mạng Việt Nam quy định về việc bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng nhưng chưa giải thích chi tiết những thông tin như thế nào được coi là “bí mật”. Ví dụ: Đạo luật về Bảo vệ Thông tin cá nhân (Act on the Protection of Personal Information – APPI) của Nhật Bản định nghĩa “thông tin cá nhân” là thông tin liên quan đến một cá nhân còn sống, bao gồm tên, ngày tháng năm sinh, những mô tả khác và mã định danh cá nhân được nêu, ghi lại hoặc thể hiện bằng giọng nói, chuyển động hoặc các phương pháp khác trong tài liệu, hình vẽ hoặc hồ sơ điện từ (nghĩa là hồ sơ được lưu giữ ở dạng điện từ, từ tính hoặc các dạng khác không thể nhận biết được bằng giác quan của con người)206. Luật cũng quy định rất rõ những thông tin cá nhân được coi là nhạy cảm, cần được xử lí đặc biệt (special care-required personal information) tại Điều 2(3) bao gồm chủng tộc, tín ngưỡng, địa vị xã hội, tiền sử bệnh tật, hồ sơ tội phạm của cá nhân, thiệt hại thực tế do tội phạm gây ra hoặc các mô tả khác. Luật yêu cầu những thông tin trên phải được xử lí đặc biệt cẩn trọng để không gây phân biệt đối xử, thành kiến hoặc các bất lợi khác cho cá

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 166 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)