Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông, Khoa Quản trị kinh doanh 1(2013), Bài giảng Thương mại điện tử, Hà Nội, trang 51.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 65 - 67)

giới thương mại điện tử, bên mua đã tiết kiệm được tổng chi phí khi mua tính trên nhiều yếu tố. Trên thực tế, thông qua hoạt động môi giới thương mại điện tử, giá bán sản phẩm, dịch vụ nhìn chung có xu hướng rẻ hơn giao dịch mua bán truyền thống. Bởi vì hoạt động này giúp cho bên bán tiết kiệm nhiều loại chi phí như chi phí thuê văn phòng, nhân công, tiếp thị, quản lý…Khách hàng sẽ là người được hưởng lợi từ điều đó.

Đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, tài sản, dịch vụ:

Rõ ràng, hoạt động môi giới thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cơ hội tìm kiếm, tiếp cận đối tác, khách hàng hơn nhiều trong khi chi phí đầu tư bỏ ra lại thấp hơn hẳn so với hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ truyền thống. Tình trạng hàng lưu kho được giảm thiểu đáng kể và tốc độ phân phối lưu thông hàng hóa được cải thiện hơn rất nhiều. Hoạt động môi giới thương mại điện tử phát triển không chỉ mới về hình thức giao dịch, còn mới về giải pháp đã làm cho các dạng mô hình môi giới cụ thể có điều kiện phát triển, đem lại những lợi thế và giá trị mới cho cả bên bán và bên mua.

Lợi ích đối với xã hội: Hoạt động môi giới thương mại điện tử tạo ra môi trường làm việc, mua sắm, giao dịch không giới hạn khiến khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người. Thông qua hoạt động này, những quốc gia đang phát triển có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển, việc này đem lại lợi ích trên nhiều mặt từ chất lượng sống cho đến việc tích lũy học tập kinh nghiệm. Sự phát triển của môi giới thương mại điện tử sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghệ thông tin cũng như những ngành có liên qua phát triển. Đây là một điều có ý nghĩa với các nước đang phát triển, giúp họ nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức.

Hoạt động môi giới thương mại điện tử tạo ra sự áp lực không nhỏ đối với các công ty kinh doanh sản phẩm, dịch vụ theo cách truyền thống (như vận tải, khách sạn, nhà hàng…). Ví dụ hình thức Uber, khi đang còn gây tranh cãi về bản chất pháp lý của hoạt động, đã vấp phải sự phản đối và làn sóng biểu tình đòi cấm hoạt động này tại nhiều nước và thành phố trên thế giới. Hay nhiều chuỗi nhà hàng và du lịch tại Mỹ đã yêu cầu cơ quan chức năng kiểm tra lại cách thức hoạt động của Airbnb. Áp lực lớn như vậy nhưng không thể phủ nhận chính nó đã tạo ra sự cạnh tranh hiệu quả, buộc các công ty kinh doanh truyền thống phải làm mới mình, thay đổi chính sách giá cả, ứng dụng công ghệ thông tin…

1.2.Những vấn đề lý luận về pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử tử

1.2.1.Khái niệm, đặc điểm pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử

1.2.1.1.Khái niệm pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới khái

niệm pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử. Những công trình đã công

bố đề cập đến hai vấn đề liên quan là: i) Pháp luật về hoạt động trung gian thương mại, môi giới thương mại; ii) Pháp luật về hoạt động thương mại điện tử.

Trong công trình “Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Tào Thị Quyên, Lương Tuấn Nghĩa có đưa ra định nghĩa về pháp

luật thương mại điện tử như sau: “Pháp luật về thương mại điện tử là tổng thể các

quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại mật thiết với nhau, được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thương mại điện tử hoặc có liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử”98.

Bên cạnh đó, trong sách chuyên khảo “Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam”, TS. Nguyễn Thị Vân Anh có đề cập đến pháp luật về

hoạt động trung gian thương mại theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp: “Pháp luật về hoạt

động trung gian thương mại theo nghĩa rộng có thể được định nghĩa là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh khi bên trung gian thực hiện các hoạt động giúp các bên tìm hiểu, thiết lập, thực hiện giao dịch thương mại”99; “Theo nghĩa hẹp, pháp luật điều chỉnh các hoạt động trung gian thương mại là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành khi một thương nhân được trao quyền tham gia vào việc xác lập, thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba để hưởng thù lao”100.

Pháp luật điều chỉnh môi giới thương mại điện tử bao gồm các quy phạm được quy định trong nhiều văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau như Luật Thương mại, Luật chuyên ngành, Bộ luật Dân sự, các văn bản luật Quốc tế, văn bản

98 Tào Thị Quyên, Lương Tuấn Nghĩa (2016), Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, Nxb: Tư pháp, Hà Nội, tr.20. nay, Nxb: Tư pháp, Hà Nội, tr.20.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)