Chức năng quản trị nguồn nhân lực trong nha hàng_khách sạn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại bộ phận nhà hàng khu nghỉ dưỡng naman retreat (Trang 28 - 30)

+ Thu hút nguồn nhân lực : chức năng này chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với phẩm chất phù hợp cho công việc của nhà hàng_khách sạn. Chức năng này boa gồm những hoạt động chủ yếu như: dự báo và hoạch định nhân lực; phân tích công việc; tuyển chọn nhân lực, thu thập, lưu giữ và xử lý thông tin về nhân lực của nhà hàng_khách sạn.

+ Đào tạo, phát triển: chức năng này chú trọng đến việc nâng cao năng lực của nhân viên đảm bảo cho nhân viên trong khách sạn có kỹ năng trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cần thiết cho nhân viên phát triển tối đa các năng lực cá nhân, các khách sạn thường áp dụng các chương trình định hướng và đào tạo cho nhân viên mới xác định được thực tế, giúp nhân viên làm quen với công việc của khách sạn. Đồng thời các khách sạn thường lập các kế hoạch đào tạo, huấn luyện nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về nhu cầu sản xuất kinh doanh hoăc quy trình công nghệ, kỹ thuật. Chức năng này thường thực hiện các hoạt động như: hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho nhân viên; bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý.

+ Duy trì nguồn nhân lực : chức năng này chú trọng tới duy trì và sử dụng có hiệu quả nhân lực trong khách sạn. Chức năng này có 2 nhóm chức năng nhỏ đó là kích thích, động viên nhân viên và duy trì phát triển mối quan hệ lao động tốt đẹp trong khách sạn. Chức năng kích thích động viên liên quan đến chính sách và các hoạt động nhằm khuyến khích, động viên nhân viên trong khách sạn làm việc hăng say nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm và hoàn thành công việc với chất lượng cao. Chức năng quan hệ lao động liên quan đến các hoạt động nhằm hoàn thiện môi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc như: ký kết hợp đồng lao động, giải quyết khiếu tố tranh chấp lao động, giao tế nhân viên, cải thiện môi

trường làm việc, y tế, bảo hiểm và an toàn lao động . Giải quyết tốt chức năng quan hệ lao động vừa giúp cho các khách sạn tạo ra bầu không khí tập thể và các giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa làm cho nhân viên được thỏa mãn với công việc và với khách sạn.

1.3.2 Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong nhà hàng.

+ Khái niệm đào tạo: là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.

+ Khái niệm phát triển: là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức.

Đào tạo Phát triển

Trọng tâm Công việc hiện tại Công việc tương lai

Phạm vi Cá nhân Cá nhân, nhóm và tổ chức

Mục tiêu Khắc phục vấn đề hiện tại Khắc phục vấn đề tương lai

Sự tham gia Bắt buộc Tự nguyện

Mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển còn thể hiện như sau:

Đào tạo Phát triển

 Giúp nhà hàng hoạt động với hiệu suất cao hơn.

 Nhằm nâng cao năng suất người lao động.

 Được sử dụng để làm phù hợp với những thay đổi trong nhà hàng.

 Một nỗ lực của nhà hàng để thúc đẩy về việc học tập về những kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi liên quan đến công việc.

 Liên quan tới việc đào tạo cho người lao động những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại và tương lai.

 Giúp cho nhà quản lí hiểu biết tốt hơn, giải quyết các vấn đề và ra quyết định tốt hơn.

 Động viên người lao động để thu được lợi ích từ các cơ hội.

Ngày nay có nhiều quan điểm khác nhau về đào tạo nguồn nhân lực, tuy nhiên cơ bản đều thống nhất là: Đào tạo là một quá trình có hện thống nhằm nuôi dưỡng việc tích lũy các kỹ năng, những quy tắc, khái niệm hay thái độ dẫn đến sự tương xứng tốt hơn giữa những đặc điểm của công nhân viên và những yêu cầu của công việc.

1.3.3 Vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực trong kinh doanh nhà hàng_khách sạn.

 Đối với doanh nghiệp

Đào tạo được xem là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu, chiến lược của tổ chức. Chất lượng nguồn nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề về tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận và giúp cho doanh nghiệp thích ứng kịp thời với sự thay đổi của xã hội. Quá trình đào tạo nguồn nhân lực mang lại những lợi ích sau:

• Cải tiến về năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.

• Giảm bớt sự giám sát vì khi người lao động được đào tạo và t ràng bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết thì họ có thể tự giám sát được

• Tạo thái độ tán thành và hợp tác trong lao động

• Đạt được yêu cầu trong công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực. • Giảm bớt tai nạn lao động

• Sự ổn định năng động của tổ chức tăng lên, chúng đảm bảo vững hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn đào tạo dự trữ để thay thế.

• Tạo ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.  Đối với xã hội

Công tác đào tạo và phát triển năng lực của người lao động, có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Đào tạo là cơ sở thế mạnh, là nguồn gốc thành công của các nước phát triển mạnh trên thế giới như Anh, Pháp, Nhật… Sự phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp chính là yếu tố tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại bộ phận nhà hàng khu nghỉ dưỡng naman retreat (Trang 28 - 30)