Hiệu quả của chương trình đào tạo thường được đánh giá qua hai giai đoạn: +Giai đoạn 1: học viên tiếp thu, học hỏi được gì sau khi khóa đào tạo kết thúc
+Giai đoạn 2: học viên ap dụng các kiến thức kỹ năng đã học hỏi được vào thực tế để thực hiện công việc như thế nào
Đánh giá kết quả đào tạo trong giai đoạn 1 không khó, nhưng để đánh giá được hiệu quả của toàn khóa học lại là vấn đề phức tạp và đòi hỏi thời gian. Để tránh các lãng phí trong đào tạo, sau một phần hay toàn bộ chương trình đào tạo, cần thiết có sự đánh giá về kết quả đào tạo, xem xét mức độ thỏa mãn các mục tiêu của đào tạo và đưa ra những điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả cho các chương trình đào tạo sau.
Để đánh giá hiệu quả đào tạo, có thể áp dụng một hay phối hợp nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả sau:
Phương pháp thực nghiệm: chọn 2 nhóm thực hiện , ghi lại kết quả thực hiện công việ của mỗi nhóm lúc trước khi áp dụng chương trình đào tạo. Chọn một nhóm được tham gia vào quá trình đào tạo, còn nhóm kia vẫn thực hiện công việc bình thường. Sau thời gian đào tạo, ghi lại kết quả thực hiện về cả số lượng và chất lượng công việc giữa hai nhóm: nhóm đã được đào tạo và nhóm không được đào tạo . phân tích so sánh kết quả thực hiện công việc giữa hai nhóm với chi phí đào tạo sẽ cho phép xác định mức độ hiệu quả của chương trình đào tạo
Đánh giá những thay đổi của học viên: Để đánh giá những thay đổi của học viên, thông thường dựa vào các tiêu thức:
Phản ứng: Trước hết cần đánh giá phản ứng của nhân viên đối với chương trình đào tạo. Họ có thích chương trình không? Nội dung chương trình có phù hợp với công việc thực tế của họ không? Có xứng đáng với chi phí về tiền bạc, thời gian của doanh nghiệp và cá nhân họ hay không?
Học thuộc: Nhân viên tham gia khóa đào tạo nên được kiểm tra để xác định liệu họ đã nắm vững các nguyên tắc, kỹ năng,các vân đề theo yêu cầu của kháo đào tạo chưa
Hành vi thay đổi: Nghiên cứu hành vi của nhân viên có thay đổi gì do kết quả tham dự khóa học
Mục tiêu: Đây là tiêu thức quan trọng nhất. Nhân viên có đạt được mục tiêu của đào tạo không? Dù nhân viên có ưa thích khóa đào tạo và nắm vững hơn các vấn đề về lý thuyết, kỹ năng theo yêu cầu, có thay đổi hành vi trong công việ nhưng nếu cuối cùng nhân viên vẫn không đạt được mục tiêu của khóa đào tạo, năng suất chất lượng tại nơi làm việc không tăng thì đào tạo vẫn không đạt hiệu quả
Đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo: Đào tạo cũng là một hinh thức đầu tư do đó doanh nghiệp cần tính toán hiệu quả của việc đầu tư này. Khi thực hiện các chương trình đào tạo, doanh nghiệp nên có dự tính đánh giá hiệu quả đào tạo về mặt định lượng thông qua việc so sánh, phân tích tổng chi phí và tổng lợi ích do đào tạo mang lại. Khi quá trình đạo tạo kéo dài nhiều năm, tổng chi phí đào tạo cần được quy về theo giá trị hiện thời.