Tình hình thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại bộ phận nhà hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại bộ phận nhà hàng khu nghỉ dưỡng naman retreat (Trang 76 - 82)

gian qua.

2.2.6.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo .

Theo kế hoạch , tình hình kinh doanh và nhu cầu thực tế về chất lượng nguồn nhân lực hiện có mà nhà hàng đã xác định được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực .Việc xác định nhu cầu đào tạo được thực hiện thông qua ban quản lí của nhà hàng. Cụ thể như sau:

Để xác định được nhu cầu đào tạo ban quản lí nhà hàng thu thập thông tin từ 3 nguồn: - Nguồn 1: Nhu cầu của đội ngũ nhân viên nhà hàng.

Từ năm 2015-2016 nhà hàng tuyển dụng thêm 20 lao động bao gồm lao động qua đào tạo và lao động chưa qua đào tạo. Tất cả những nhân viên chưa qua đào tạo đều mong muốn

có một chương trình đào tạo nâng cao tay nghề, các kỹ năng mềm phù hợp với môi trường làm việc tại nhà hàng.

Ngoài ra, trong nhà hàng việc đề bạc thăng chức được diễn ra theo quý. Bất kỳ nhân viên nào cũng muốn nâng cao năng lực quản lý cũng như trình độ chuyên môn để có thể thăng chức.

- Nguồn 2: Theo phương hướng mục tiêu của nhà hàng.

Tạo một nguồn lực vững chắc, có năng lực cạnh tranh đáp ứng về mở rộng quy mô và chất lượng của nhà hàng. Nâng cao năng lực nhân viên thông qua giao tiếp với khách hàng và trình độ ngoại ngữ.

- Nguồn 3: Kết quả kinh doanh của nhà hàng.

Để xác định công tác đào tạo của nhà hàng là cần thiết hay không thì cấp quản lí nhà hàng xem xét thông qua doanh thu, lợi nhuận nhà hàng qua các năm.

Qua quá trình tổng hợp các nguồn năm 2016 thì nhà hàng đã đưa ra được các nhu cầu đào tạo như sau:

Nhu cầu cấp quản lí: Hằng năm các quản lý, giám sát nhà hàng tham gia các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức.

Nhu cầu nhân viên phục vụ, pha chế, tiếp đón, thu ngân: Tham gia các lớp nghiệp vụ ngắn hạn, lớp kĩ năng giao tiếp tiếng anh, các lớp kĩ năng mềm.

Bảng 2.11 Kế hoạch đào tạo của nhà hàng năm 2016

Nội dung đào tạo Đối tượng đào tạo

Kỹ năng lãnh đạo Trưởng bộ phận, cấp quản lý Kỹ năng hướng dẫn, truyển đạt Quản lý, giám sát

Kỹ năng giao tiếp Tất cả nhân viên

Kỹ năng kèm cặp Trưởng bộ phận, cấp quản lý, giám sát Kỹ năng ngoại ngữ Tất cả nhân viên

Khóa học về ATLĐ, PCCN Tất cả nhân viên

Kỹ năng nghiệp vụ Nhân viên phục vụ, tiếp đón, pha chế, thu ngân ( Nguồn: phòng nhân sự)

2.2.6.2.2 Xác định mục tiêu đào tạo.

Căn cứ vào nhu cầu đào tạo nhà hàng đưa ra mục tiêu đào tạo

- Nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng quản lý của người lao động để có thể thực hiện hiệu quả công việc.

- Nắm bắt được xu hướng phát triển của nhà hàng để áp dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm tăng hiệu quả chất lượng dịch vụ.

Cụ thể mục tiêu đào tạo của nhà hàng với các loại lao động là:  Với đội ngũ cán bộ quản lý:

+ Bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý, đảm bảo khả năng, điều hành công việc phù hợp với kinh doanh thực tế của nhà hàng.

+ Đảm bảo đội ngũ lao động quản lý có đầy đủ năng lực và phẩm chất.  Với đội ngũ nhân viên pha chế:

+ Có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng thực hiện tốt công việc.

+ Có khả năng sáng tạo ra các loại thức uống mới, độc đáo làm phong phú thêm sản phẩm dịch vụ của nhà hàng.

 Với đội ngũ nhân viên phục vụ, nhân viên tiếp đón:

+ Đảm bảo sự phù hợp giữa công việc với trình độ chuyên môn của người lao động. + Nhân viên phục vụ có tác phong chuyên nghiệp, chu đáo, nhanh nhẹn.

+ Có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng, hiểu được nhu cầu của khách.  Với đội ngũ nhân viên thu ngân:

+ Có khả năng làm việc trên máy tính, thành thạo tin học văn phòng. + Có khả năng tính toán sổ sách giấy tờ, kiểm kê, đảm bảo không sai sót.

Mục tiêu của bộ phận nhà hàng chủ yếu là đào tạo người lao động có tay nghề, nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm quản lý. Do đó, nhà hàng đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nâng cao đào tạo người lao động. Để đáp ứng nhu cầu của cá nhân, nhân viên và của nhà hàng. Đây là hướng đào tạo của nhà hàng để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới.

2.2.6.3Lựa chọn đối tượng đào tạo.

Việc lựa chọn đối tượng đào tạo của nhà hàng được xác định dựa trên kế hoạch đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo. Nhà hàng dựa trên nhiều tiêu chí để lựa chọn đối tượng đào tạo cho phù hợp.

Các khóa học về quy trình phục vụ, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ... thì đối tượng đào tạo là toàn nhân viên nhà hàng nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình lao động, đây là yêu cầu bắt buộc nên toàn bộ lao động trong nhà hàng đều được phải đào tạo qua lớp đào tạo này.

Đối tượng đào tạo là trưởng bộ phận, quản lý, giám sát phải đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Phải là người có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên.

+ Phải kí hợp đồng dài hạn với nhà hàng (để đảm bảo sự gắn bó với nhà hàng trong thời gian dài).

+ Được sự tín nhiệm của nhân viên trong nhà hàng.

Đối tượng đào tạo là nhân viên phục vụ, pha chế, tiếp đón, thu ngân phải đảm bảo những yêu cầu về trình độ và phẩm chất:

+ Hoàn thành tốt công việc.

+ Có trình độ và khả năng đáp ứng được chương trình đào tạo. + Cam kết làm việc lâu dài với nhà hàng sau khi được cử đi đào tạo.

2.2.6.4 Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo.

 Xác định chương trình đào tạo.

Chương trình đào tạo bao gồm những môn và bài giảng mà thông qua đó thể hiện những kĩ năng, kiến thức mà người lao động tiếp thu sau mỗi khóa học. Tại nhà hàng chương trình đào tạo được xây dựng còn tương đối ít, chưa được chuẩn bị kĩ lưỡng về mặt thời gian. Phần lớn áp dụng hình thức đào tạo tại chỗ trong thời gian ngắn. Một số chương trình đào tạo của nhà hàng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.12 Nội dung chương trình đào tạo tại nhà hàng năm 2016 Nội dung đào tạo Hình thức đào

tạo

Thời gian đào tạo (ngày)

Số lượng (người)

Kỹ năng lãnh đạo Cử đi đào tạo 30 4

Kỹ năng giao tiếp Đào tạo tại chỗ 8 2

Kỹ năng hướng dẫn, truyển đạt Đào tạo tại chỗ 5 3

Kỹ năng kèm cặp Đào tạo tại chỗ 7 5

Kỹ năng ngoại ngữ Đào tạo tại chỗ 24 7

Khóa học về ATLĐ, PCCN Đào tạo tại chỗ 5 3

Kỹ năng nghiệp vụ Đào tạo tại chỗ 15 10

Đào tạo văn hóa doanh nghiệp Đào tạo tại chỗ 2 34 ( Nguồn: Phòng nhân sự)  Phương pháp đào tạo:

Hiện nay, nhà hàng sử dụng một số phương pháp đào tạo khác nhau để thực hiện đào tạo cho người lao động như: phương pháp chỉ dẫn trong công việc, đào tạo lại, kèm cặp chỉ bảo, đào tạo ngoài công việc... Cụ thể như sau:

- Đối với phương pháp chỉ dẫn trong công việc: Phương pháp này dùng chủ yếu với những lao động mới vào nhà hàng. Đặc biệt là những lao động thời vụ vì công việc khá đơn giản chỉ cần hướng dẫn và cho làm thử một thời gian ngắn là có thể thực hiện được công việc. Tuy nhiên phương pháp đào tạo này chỉ giúp người lao động

làm quen với những công việc đơn giản ban đầu, còn về sau để thực hiện một cách chuyên nghiệp đúng quy trình cần thông qua những khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ.

- Đối với phương pháp đào tạo lại: Thời lượng áp dụng đối với nhân viên mới, sau khi được tuyển dụng và trở thành nhân viên của nhà hàng đội ngũ này sẽ được đào tạo lại những nghiệp vụ cơ bản thông qua các lớp tập huấn hoặc được các thế hệ đi trước hướng dẫn, chỉ bảo nhằm đáp ứng được những yêu cầu cơ bản đối với công việc nhà hàng.

- Đối với phương pháp kèm cặp chỉ bảo: Phương pháp này được thực hiện trong quá trình làm việc của nhân viên. Ban đầu trưởng bộ phận nhà hàng sẽ giải thích toàn bộ công việc cho các nhân viên dưới quyền của mình và do họ phụ trách. Sau đó trưởng bộ phận nhà hàng sẽ tiến hành kiểm tra, quan sát và điều chỉnh những thao tác chưa chuẩn hoặc chưa đạt yêu cầu của nhân viên.

- Đối với đào tạo ngoài công viêc: Chủ yếu dành cho trưởng bộ phận, các quản lý. Họ được cử đi đào tạo tại các doanh nghiệp lớn trong nước.

2.2.6.5 Dự tính chi phí cho đào tạo.

Trong năm 2016 tại bộ phận nhà hàng có 34 nhân viên được tham gia đào tạo trong đó có 30 người đào tạo tại chỗ, còn 4 người được cử đi đào tạo bên ngoài. Ta có bảng chi phí sau:

Bảng 2.13 Thống kê chi phí đào tạo năm 2015- 2016.

Nội dung đào tạo

2015 2016 SL Chi phí/1 người (đồng) SL Chi phí/1 người (đồng) Kỹ năng lãnh đạo 3 3.000.000 4 2.500.000

Kỹ năng hướng dẫn, truyển đạt 2 400.000 2 400.000

Kỹ năng giao tiếp 4 500.000 3 300.000

Kỹ năng kèm cặp 3 350.000 5 250.000

Kỹ năng ngoại ngữ 8 2.500.000 7 2.000.000

Kỹ năng nghiệp vụ 6 1.00.000 10 800.000

Tổng 30 40.650.000 34 36.450.000

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nguồn chi phí dành cho đào tạo của nhà hàng được trích trực tiếp từ khoản lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh của nhà hàng .

Tổng chi phí cho công tác đào tạo năm 2016 là 36.450.000 đồng giảm 4.200.000 đồng so với năm 2015 là 40.650.000 đồng. Trong khi số lượng đào tạo năm 2016 là 34 người nhiều hơn năm 2015 là 30 người. Điều này chứng tỏ mức độ quan tâm của nhà hàng đối với đào tạo nhân lực còn chưa cao.

2.2.6.6 Đánh giá hiệu quả đào tạo.

Đánh giá cụ thể kết quả đạt được đối với từng đối tượng đào tạo như sau:

+ Đối với nhân viên được đào tạo nghiệp vụ tùy theo từng nghiệp vụ được đào tạo mà trưởng bộ phận sẽ trực tiếp kiểm tra và theo dõi các thao tác trong công việc. Từ đó đưa ra các nhận xét có tiến bộ hay không.

+ Đối với nhân viên được đào tạo ngoại ngữ, giao tiếp thì các nhân viên sẽ được kiểm tra trình độ và được chính trưởng bộ phận kiểm tra khả năng giao tiếp tiếng anh bằng cách đặt ra các câu hỏi.

+ Đối với cán bộ quản lý nhà hàng: Tổng giám đốc sẽ là người kiểm tra và đánh giá tình hình học tập và tiến bộ, đồng thời theo dõi quá trình quản lý nhân viên sau khi được đào tạo để đánh giá kết quả đào tạo tốt hơn.

2.2.7 Đánh giá chung về công tác đào tạo nhân lực trong nhà hàng tại Naman Retreat.

Đào tạo nhân lực trong những năm qua đã thực hiện nâng cao trình độ chuyên môn kĩ năng nghề nghiệp và phẩm chất cho nhân viên mỗi năm, góp phần cải thiện mặt bằng chất lượng lao động, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công này đào tạo nhân lực vẫn còn nhiều yếu kém trong công tác tổ chức và thực hiện, kết quả vẫn chưa thực sự khả quan. Để tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực tại bộ phận nhà hàng trong thời gian tới cần xem xét đến những ưu điểm và hạn chế sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại bộ phận nhà hàng khu nghỉ dưỡng naman retreat (Trang 76 - 82)