Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng kháchhàng cá nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP bảo việt chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 396 (Trang 27 - 31)

Có rất nhiều nhân tố tác động tới việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng cá nhân. Các nhân tố này được chia làm hai nhóm nhân tố chính. Đó là, các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan.

1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan: Các nhân tố thuộc về ngân hàng

Yếu tố con người

Con người ở đâu và bao giờ cũng là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọi hoạt động từ sản xuất kinh doanh đến hoạt động xã hội, yếu tố con người trong hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.

Một ngân hàng muốn hoạt động kinh doanh tốt và muốn có chất lượng tín dụng tốt trước hết phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý là những người năng động sáng tạo trong kinh doanh với phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề và luôn vì lợi ích của tập thể, vì lợi ích chung của toàn ngân hàng.

Thứ nữa là phải có đội ngũ CBTD không những có đạo đức tốt mà còn tinh thông về nghiệp vụ. Có như vậy, các khoản vay sẽ được xử lý tốt, ngân hàng sẽ có được các khoản tín dụng lành mạnh, giảm thiểu được nhiều rủi ro và thu được nhiều lợi nhuận. Ngược lại, khi đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ hạn chế, thiếu tính linh hoạt trong các trường hợp cấp tín dụng, hoặc luôn tuân thủ các quy định của ngân hàng, của nhà nước một cách thụ động mà không xem xét nghiên cứu đối với từng trường hợp cụ thể thì sẽ gây khó khăn, phiền hà cho khách hàng làm giảm uy tín, tạo ra hình ảnh không đẹp về ngân hàng trong mắt khách hàng, đồng thời làm giảm chất lượng của hoạt động tín dụng, mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, CBTD cần đảm bảo một số tiêu chuẩn sau

Có đạo đức, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp.

• Phải tinh thông về nghiệp vụ tín dụng nói chung và các nghiệp vụ có liên quan trong hoạt động ngân hàng.

• Phải có kiến thức kinh tế, khoa học, kỹ thuật và xã hội, để khi tiếp xúc và thẩm định khách hàng có thể hiểu, chia sẻ và tư vấn hợp lý nhất để đồng thời thoả mãn nhu cầu của khách hàng và đảm bảo lợi ích của ngân hàng.

Vốn tự có của ngân hàng

Ngân hàng cũng như mọi doanh nghiệp kinh doanh khác phải có vốn và cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ phục vụ cho quá trình kinh doanh và qua đó thể hiện sức mạnh tài chính và hình ảnh của ngân hàng.

Nguồn vốn tự có lớn tạo điều kiện cho ngân hàng tăng cuờng cơ sở vật chất nhu mở rộng mạng luới hoạt động, mua sắm phuơng tiện, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình kinh doanh. Do vậy, sự gia tăng về vốn tự có sẽ là tiền đề để tăng vốn huy động và quyết định sự thắng thế trong cạnh tranh giữa các NHTM về việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính nói chung và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các cá nhân nói riêng trong nền kinh tế.

Trang thiết bị công nghệ trong ngân hàng

Trang thiết bị kỹ thuật góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất luợng tín dụng.Việc quản lý hoạt động của ngân hàng, giải ngân vốn vay, thực hiện các giao dịch với khách hàng...sẽ thuận lợi hơn nếu có trang thiết bị hiện đại. Trang thiết bị gắn với quá trình thu thập và xử lý thông tin về khách hàng. Trên cơ sở thông tin thu thập đuợc cộng với trang thiết bị, công nghệ hiện đại, cán bộ ngân hàng có thể xử lý chính xác hơn, nhanh hơn và đua ra đuợc quyết định cấp tín dụng chất luợng hơn.

Kiểm soát nội bộ

Để hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra tất cả các hoạt động tín dụng của mình. Việc thanh tra, kiểm tra phải đuợc thực hiện thuờng xuyên và liên tục. Đối với cá nhân, ngân hàng thực hiện kiểm tra hồ sơ về pháp lý, mục đích vay vốn và tài sản bảo đảm; giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tình hình trả nợ...của khách hàng truớc, trong và sau khi cấp tín dụng. Đối với ngân hàng, đó là quá trình kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giải ngân, tính hợp pháp hợp lệ của hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay... qua đó phát hiện những sai sót và những tiêu cực có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng. Thanh tra, kiểm tra tín dụng góp phần làm tăng chất luợng tín dụng của ngân hàng bởi nó giúp ngân hàng vừa thực hiện đuợc mục tiêu an toàn lại vừa thực hiện đuợc mục tiêu sinh lời.

Việc xây dựng và tuân thủ quy trình nghiệp vụ

Quy trình nghiệp vụ của ngân hàng là trình tự tổ chức thực hiện các buớc kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, chỉ rõ cách làm, trình tự các buớc từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một giao dịch thuộc chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có liên quan. Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng, nếu nó đuợc tổ chức khoa học, hợp lý sẽ cho phép bảo đảm thực hiện các khoản vay có chất luợng. Việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ của cán bộ tín dụng có ảnh huởng rất lớn đối với chất luợng của khoản vay.

Chính sách tín dụng của là một trong những chính sách trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là yếu tố đầu tiên tác động đến việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện. Các điều khoản của chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của ngân hàng Nhà nước, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng. Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo. Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp. Ví dụ như với các khách hàng có uy tín với ngân hàng thì ngân hàng có thể cho vay không có tài sản đảm bảo, có hạn mức cao hơn, lãi suất ưu đãi hơn; còn đối với các khách hàng khác, việc có tài sản đảm bảo là cần thiết.

Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội. Điều đó cũng có nghĩa chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại có đúng đắn hay không.Bất cứ Ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng tốt cũng đều phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của ngân hàng cũng như của thị trường.

❖ Các nhân tố thuộc về khách hàng

Khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay và sau khi được ngân hàng chấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Vì vậy, khách hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Năng lực của khách hàng

Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không.Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán được những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường; không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối và khuyếch trương sản phẩm ...thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng. Và ngược lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốn vay càng được sử dụng có hiệu quả.

Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.Nếu các khách hàng vay vốn Ngân hàng không cung cấp các số liệu trung thực thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình, cũng như việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích khi xin vay thì sẽ không trả được nợ đúng hạn.

Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng

Rủi ro là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những biến cố (sự kiện) xảy ra ngoài mong muốn và đem lại hậu quả xấu. Rủi ro trong kinh doanh là một yếu tố tất yếu như người ta thường nói” rủi ro là người bạn đồng hành của kinh doanh”. Rủi ro phát sinh muôn màu muôn vẻ và là hệ quả của những nhân tố chủ quan hay khách quan. Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khác nhau: do thiên tai, hoả hoạn, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của sự thay đổi chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp...

Tài sản đảm bảo

Hiện nay, hầu như tất cả các NHTM Việt Nam, nhất là các NHTM cổ phần, khi cấp tín dụng đều cần và rất coi trọng tài sản bảo đảm. Và các tài sản bảo đảm được ưa thích đó là bất động sản và động sản có giá trị lớn.

1.2.3.2 Các nhân tố khách quan

❖ Chính sách kinh tế vĩ mô

Để điều tiết vĩ mô nền kinh tế và hạn chế những mặt trái của nền kinh tế thị trường, Nhà nước thường sử dụng các công cụ để điều tiết như: chính sách tài khoá, chính sách lãi suất, chính sách tiền tệ. Những chính sách này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp , các ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Do vậy các chính sách của Nhà nước cũng tác động trực tiếp tới việc sử dụng vốn và lợi nhuận của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của các ngân hàng.

❖ Môi trường luật pháp

Tất cả các thành phần kinh tế, không phân biệt quốc doanh hay tư doanh đều có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình dựa trên khuôn khổ của pháp luật.Ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Nếu quy định của các văn bản pháp luật không rõ ràng, đồng bộ và không phù hợp với quy luật khách quan thì tạo ra nhất nhiều rào cản cho hoạt động của các doanh nghiệp và của các ngân hàng, làm ảnh hưỏng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và dẫn đến chất lượng các khoản cho vay của các NHTM. Nếu hành lang pháp lý đầy đủ thì đây là cơ sở để giải quyết các

tranh chấp giữa ngân hàng và doanh nghiệp trong các khoản vay và tài sản bảo đảm. Từ đó, các NHTM giải quyết nhanh chóng các khoản nợ quá hạn, làm lành mạnh hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế luôn ảnh hưởng tới hoạt động của các cá nhân và từ đó cũng tác động đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng.

Chu kỳ kinh tế có tác động đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, phát triển và ổn định thì hoạt động cho vay sẽ tăng trưởng rất tốt và độ rủi ro thấp. Ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế phát triển chậm và có biểu hiện của suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, nhu cầu thị trường giảm dẫn đến nhu cầu về vốn sẽ giảmdẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng không mở rộng được và nhiều khoản nợ vay không thu hồi đúng hạn, chất lượng tín dụng bị giảm sút nghiêm trọng.

❖ Môi trường chính trị xã hội

Khi mà tình hình chính trị xã hội không ổn định thì không chỉ riêng các NHTM mà tất cả các thành phần kinh tế cũng không giám mạo hiểm đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, bất ổn về chính trị và xã hội cũng làm mất lòng tin của các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng đến hoạt động cũng như chất lượng tín dụng của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP bảo việt chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 396 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w