Các sản phẩm chủ yếu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP bảo việt chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 396 (Trang 43)

❖ Sản phẩm khách hàng cá nhân

Các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân có hai mảng chính là mảng huy động vốn và mảng tín dụng.

• Huy động vốn từ khách hàng cá nhân chủ yếu từ các sản phẩm tiền gửi nhu: Tiết kiệm có kì hạn, Tiết kiệm không kì hạn, Gom lộc phát tài, Tiền gửi thanh toán... Các sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng và phong phú hơn hi vọng sẽ thu hút đuợc nhiều khách hàng mở rộng quy mô vốn cho chi nhánh.

• Mảng tín dụng chủ yếu có các sản phẩm nhu: cho vay mua ô tô, cho vay mua bất động sản xây dựng và sửa chữa nhà, cho vay tiêu dùng, cho vay thấu chi,.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản phẩm khách hàng cá nhân

chĩtìêu^^^

Huy động vốn doanh nghiệp 980 1312 1700

Tín dụng doanh nghiệp 1220 1580 2063

Nguồn: Báo cáo Phòng KHCNBAOVIET Bank - Chi nhánh Hà Nội

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 hoạt động ở cả hai mảng sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân đều có xu huớng tăng nhanh. Cụ thể huy động vốn năm 2016 là 760 tỷ đồng tăng gấp 2.11 lần so với năm 2014 điều này chứng tỏ rằng việc đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn cộng với các chính sách lãi suất có phần cạnh tranh hơn các ngân hàng khác đã phát huy tác dụng và là một huớng đi đúng đắn cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng cũng có những buớc tiến nhất định bằng việc đua con số du nợ tín dụng năm 2014 là 520 tỷ đồng lên 1024 tỷ đồng năm 2016 tăng lên gần 2 lần. Tốc độ tăng của huy động vốn và tín dụng là tuơng đuơng nhau điều này đảm bảo khả năng đáp ứng vốn cho khách hàng. Qua kết quả trên cho thấy sự cố gắng nỗ lực không ngừng của phòng khách hàng cá nhân trong việc tiếp thị, tu vấn và cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng.

Sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp

Khách hàng doanh nghiệp cũng nhu khách hàng cá nhân kinh doanh ở hai mảng chínhgồm mảng huy động và mảng tín dụng tuy nhiên các sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp chua thực sự hoàn thiện.

• Mảng huy động phát triển hai sản phẩm chủ yếu đó là tiền gửi thanh toán và quản lý dòng tiền

• Mảng tín dụng chủ yếu là tài trợ tín dụng ngắn hạn các doanh nghiệp với mục đích bổ sung vốn luu động và mua sắm tài sản phục vụ các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Các sản phẩm tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm: Tài trợ vốn luu động, Tài trợ dự án, Tài trợ vốn kinh doanh, Tài trợ mua xe ô tô, Thấu chi tài khoản thanh toán, Bảo lãnh.

34

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản phẩm khách hàng doanh nghiệp

Chỉ tiêu

Bancassurance ^545 2.15

STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016

1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 87342 121811 154329

2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự 67471 95360 129571

Nguồn: Báo cáo phòng KHDNBAOVIET Bank - Chi nhánh Hà Nội

Qua kết quả trên cho thấy trong giai đoạn vừa qua kết quả kinh doanh các sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp khá khả quan. Nguồn vốn huy động khách hàng doanh nghiệp tăng lên một cách đáng kể từ 980 tỷ đồng năm 2014 lên 1700 tỷ vào năm 2016. Dư nợ tín dụng cũng tăng nhanh từ 1220 tỷ đồng năm 2014 lên 2063 tỷ đồng năm 2016. Giải thích cho sự tăng trưởng này đó chính là sự hồi phục của nền kinh tế các doanh nghiệp được tạo điều kiện để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt năm 2016 hơn 110 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới điều này làm tăng số lượng khách hàng cho chi nhánh đồng thời cũng là nguồn khách hàng tiềm năng lớn để chi nhánh phát triển trong tương lai. Giai đoạn tiếp theo với các chính sách khuyến khích khởi nghiệp từ nhà nước, số lượng các doanh nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với quy mô còn hạn chế, tổng nguồn vốn còn ít thì việc tập trung vào các doanh nghiệp này sẽ mang lại lợi thế cho BAOVIET Bank - Chi nhánh Hà Nội.

Sản phẩm Bancassurance

Sản phẩm chủ yếu trong việc bán chéo của chi nhánh đó là bảo hiểm. Do đặc thù của ngân hàng là thành viên của tập đoàn Bảo Việt chính vì vậy mà ngân hàng liên kết bán các sản phẩm cho công ty bảo hiểm Bảo Việt. Các CBTD được giao chỉ tiêu bán chéo, đây là một trong số các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên việc bán bảo hiểm chủ yếu thông qua các sản phẩm của ngân hàng nếu mua kèm bảo hiểm khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi.

Các sản phẩm liên kết mua bảo hiểm: Easy Car (Cho vay mua ô tô kèm theo mua bảo hiểm vật chất xe), Easy Life (Cho vay thấu chi kèm theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ), Tín An Thinh, Tín Tài Nghiệp, ... Ngoài ra chi nhánh còn giới thiệu tư vấn bán các sản phẩm bảo hiểm như: Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm nhà tư nhân, Bảo hiểm tài sản, Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, Bảo hiểm xây dựng lắp đặt, Bảo hiểm máy móc xây dựng. cho khách hàng.

35

Bảng 2.3: Doanh thu hoạt động sản phẩm Bancassurance

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo kinh doanh, BAOVIET Bank -Chi nhánh Hà Nội

Doanh thu hoạt động bán bảo hiểm phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động tín dụng, khi nền kinh tế bất ổn ngân hàng thường liên kết các sản phẩm tín dụng với bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho khoản vay chính vì vậy mà doanh thu bán bảo hiểm ở giai đoạn trước thường cao hơn. Doanh thu hoạt động bán bảo hiểm tại thời điểm 31/12/2016 đạt 2.15 tỷ đồng giảm 68.4% so với thời điểm 31/12/2015. Từ đó cho thấy việc thực hiện các chỉ tiêu bán chéo năm 2016 chưa hiệu quả dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng doanh thu bán bảo hiểm, hi vọng trong thời gian tới cùng với việc hoàn thiện và đẩy mạnh các sản phẩm tín dụng ngân hàng thì doanh thu bán bảo hiểm sẽ tăng trưởng trở lại.

2.1.4 Ket quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.4: Báo cáo kết quả HĐKD rút gọn giai đoạn 2014 - 2016

3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1277 1321 1139

4 Chi phí hoạt động dịch vụ 192 216 242

ĩĩ Lãi lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 1084 1105 897

ĩĩĩ Lãi lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

51 -84 314

ĩV Lãi lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh

0 0 0

5 Thu nhập từ hoạt động khác 1198 1393 370

6 Chi phí hoạt động khác 102 0 0

VI Lãi lỗ thuần từ hoạt động khác 1096 1393 370

VII Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần 0 0 0

VII

I Chi phí hoạt động 12204 16604 20249

IX Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín

dụng 9852.6 612336. 5807.4

X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 1650 1794 1888

XI Tổng lợi nhuận trước thuế 8202. 6 10542.

6 3919.4

7 Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 0 0

8- Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0

XII Chi phí thuế TNDN 0 0 0

XIII Lợi nhuận sau thuế 8202.6 10542.

6

3919.4

XIV Lợi ích của cổ đông thiểu số 0 0 0

XV Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0 0 0

Qua báo cáo cho thấy giai đoạn 2014-2015 chi nhánh hoạt động kinh doanh khả quan các chỉ tiêu: Thu nhập lãi thuần, Lãi lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ, Lãi lỗ thuần từ hoạt động khác đều có xu huớng tăng. Năm 2015 là năm cuối trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015, tăng truởng kinh tế đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, lạm phát thấp nhất trong 15 năm cùng với các chính sách điều hành lãi suất ổn định phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô thị truờng tiền tệ của NHNN do vậy mà lãi suất cho vay trung dài hạn giảm. Theo tình hình đó du nợ tín dụng của chi nhánh tăng từ 1740 tỷ đồng lên 2430 tỷ đồng dẫn đến các khoản thu nhập từ lãi cho vay tăng lên đáng kể, cũng trong năm 2015 giảm 0.2-0.5% so với năm 2014 chính vì thế mà chi phí huy động vốn giảm đi làm tăng thu nhập cho chi nhánh. Hoạt động kinh doanh ngoại hối bị lỗ do trong thời điểm này thị truờng tài chính tiền tệ thế giới diễn biến phức tạp do tác động từ sự kiện Fed lần đầu tiên tăng lãi suất Fed Fund trong 9 năm kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và ngân hàng Nhân dân Trung Hoa đột ngột phá

giá đồng CNY gây tiêu cực trên thị trường cung cầu ngoại tệ dẫn đến tỷ giá niêm yết trên ngân hàng thương mại tăng 5% dẫn đến sự thua lỗ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh nói chung và toàn hệ thống ngân hàng nói riêng. Nen kinh tế ổn định các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lợi nhuận tăng từ đó mà hoạt động đầu tư của chi nhánh mang lại hiệu quả tốt, cụ thể lợi nhuận hoạt động khác tăng 27%. Như vậy giai đoạn 2014-2015 chi nhánh đã biết cách tận dụng được các lợi thế từ nền kinh tế cùng với các chính sách điều hành linh hoạt từ hội sở chính mà hoạt động kinh doanh khá hiệu quả.

Sang giai đoạn 2015-2016 hoạt động kinh doanh có sự sụt giảm nghiêm trọng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, cụ thể giảm từ 10,5 tỷ đồng năm 2015 xuống còn 3.92 tỷ đồng năm 2016 tương ứng giảm 62.67%. Mặc dù thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng tuy nhiên tốc độ tăng chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập cho nên thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng giảm đi điều này được giải thích do năm 2016 ngành ngân hàng phát triển ổn định trở lại, hàng loạt các ngân hàng mở rộng mạng lưới, chi nhánh dẫn đến sự canh tranh gay gắt. Để thu hút được khách hàng, chi nhánh thực hiện hàng loạt chính sách về lãi suất ưu đãi cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp do đó mà quy mô tín dụng được mở rộng, đi kèm với nó là sự tăng lên về chi phí huy động khi mà mặt bằng lãi suất huy động tăng lên từ 0.5 - 1% do đó nó là nguyên nhân dẫn đến sự giảm đi của lợi nhuận. Năm 2016 là năm đầu tiên trong kế hoạch phát triển 5 năm do vậy mà hàng loạt các chính sách tiền tệ, chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô mới được triển khai. Cùng với đó NHNN ban hành thông tư 06/2016 TT- NHNN sửa đổi thông tư số 36/2014 TT-NHNN về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng làm ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch phát triển đã đề ra. Ngân hàng phải thay đổi các quy định chính sách để phù hợp với quy định của Nhà Nước, vì lẽ đó mà chi nhánh mất một khoảng thời gian để thích nghi và áp dụng. Cũng theo thông tư này tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tăng, chi nhánh phải tăng trích lập. Ngoài ra kinh doanh hoạt động khác chưa hiệu quả cùng với chi phí hoạt động chưa quản lý tốt dẫn đến lợi nhuận giảm. Nhìn chung trong giai đoạn 2014-2016 hoạt động kinh doanh của chi nhánh chưa ổn định. Trong thời gian tới với sự khởi sắc của nền kinh tế và đặc biệt là các điểm sáng của ngành ngân hàng cùng với các chính sách điều tiết hỗ trợ của ngân hàng nhà nước, đồng thời chi nhánh tăng cường quản lý, đào tạo cán bộ nhân viên có trình độ và nhanh chóng thích ứng được với sự thay đổi của thị trường thì hoạt động kinh doanh của chi nhánh sẽ có những bước phát triển mới.

2.1.4.1 Ket quả huy động vốn

Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của nền kinh tế, là nhân tố then chốt đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với hoạt động của ngân hàng, nguồn vốn lại càng quan trọng, nó chính là nhân tố quyết định sự tồn

Chỉ tiêu

Huy động vốn cá nhân 360 578 760

Huy động vốn doanh nghiệp 980 1312 1700

Tổng số huy động vốn 1340 11890 2460

38

tại và phát triển của một ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động, quyết định quy mô hoạt động tín dụng cũng nhu các hoạt động khác.

Bảng 2.5: Ket quả huy động vốn qua các năm

Chỉ tiêu

Số lượng khách hàng cá nhân 2250 3890 6780

Số lượng khách hàng doanh nghiệp 120 174 249

Thời điểm

Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016

Tín dụng cá nhân 520 850 1024

Tín dụng doanh nghiệp 1220 1580 2063

Tín dụng 1740 2430 3087

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BAOVIETBank Chi nhánh Hà Nội

■31/12/2014

■31/12/2015

■31/12/2016

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tình hình huy động vốn từ 2014 - 2016

Giai đoạn năm 2014 - 2016, Với những chính sách khuyến khích của nhà nuớc nền kinh tế đã thoát khỏi khủng hoảng và đạt đuợc những buớc phát triển mới, các cá nhân trong nền kinh tế có thu nhập cao và ổn định nên tiết kiệm trong dân cu ngày một tăng lên. Chính vì thế mà nguồn vốn huy động cá nhân ngày càng dồi dào và tăng lên qua các năm. Thời điểm 31/12/2016 đạt 760 tỷ đồng tăng 400 tỷ đồng tuơng ứng với tăng 111,1% so với thời điểm 31/12/2014. Các doanh nghiệp làm ăn ngày càng thuận lợi nên số luợng vốn huy động cũng tăng một cách rõ rệt từ 980 tỷ thời điểm 31/12/2014 lên 1700 tỷ vào thời điểm 21/12/2016.

39

Bảng 2.6: Số liệu phát triển khách hàng từ năm 2014 - 2016

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Phòng Tác nghiệp tín dụng, BAOVIET Bank - Chi nhánh Hà Nội

Năm 2016, sau 6 năm đi vào hoạt động với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, sản phẩm phong phú đa dạng cùng với các chính sách ưu đãi về lãi suất để thu hút khách hàng. BAOVIET Bank - Chi nhánh Hà Nội đã nhận được sự tin tưởng của khách hàng do đó mà số lượng khách hàng mới tăng 3000 khách hàng, luỹ kế cả năm đạt 6780 CIF, tăng trưởng 74% so với năm 2015.

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ phát triển khách hàng giai đoạn 2014 - 2016

2.1.4.2 Tín dụng

Bảng 2.7: Số liệu tín dụng từ năm 2014 - 2016

Năm 2016 chứng kiến sự phát triển của nền kinh tế với hàng loạt các sự kiện kinh tế nổi bật như: GDP đạt tỷ lệ tăng trưởng 6,21%, hơn 110 nghìn doanh nghiệp mới được thành lập, thị trường tài chính tiền tệ ổn định, lạm phát được kiềm chế...Do đó nhu cầu vốn để tiêu dùng và mở rộng hoạt động kinh doanh tăng lên đáng kể, chính vì vậy mà hoạt động tín dụng của ngân hàng không ngừng mở rộng. Áp dụng hàng loạt các chính sách ưu đãi về lãi suất, linh hoạt trong quá trình cho vay, giảm tải các thủ tục rườm rà, ... Cho nên dư nợ tín dụng của Phòng KHCN (trong đó chủ yếu là cho vay tiêu dùng cá nhân) tăng từ 520 tỷ vào 31/12/2014 lên 1024 tỷ vào 31/12/2016 tương đương 96,9%. Năm 2016 dư nợ tín dụng của Phòng KHDN đạt 2063 tỷ đồng, tăng 69,1% so với năm 2014. Trong năm 2016, Phòng KHDN đã điều hành chính sách tín dụng một cách linh hoạt để vừa đáp ứng được yêu cầu giải ngân của các khách hàng đã cấp hạn mức, phát triển khách hàng mới và đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng không vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước trên toàn hệ thống.

Tín dụng Tín dụng cá nhân Tín dụng doanh nghiệp ■31/12/2014 ■31/12/2015 ■31/12/2016

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ số liệu tín dụng từ năm 2014 - 2016

2.2 Thực trạng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Bảo Việt - Chi nhánh Hà Nội.

2.2.1 Các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân BAOVIET Bank - Chi nhánhHà Nội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP bảo việt chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 396 (Trang 43)

w